Category: Nói tiếng Pháp

Kinh nghiệm để nghe và nói tiếng Pháp trôi chảy hơn

Những lầm tưởng khi luyện nghe tiếng Pháp (p.1)

Ví dụ như nếu bạn đi học đàn hay học hát đi, chỉ có 7 nốt ĐỒ, RÊ, MI, FA, SOL, LA, SI thôi, nhưng từ 7 nốt có thể thiên biến vạn hóa ra hàng nghìn, hàng tỉ bài hát. Thì tiếng Pháp cũng vậy, nếu xét về cơ bản, các bạn chỉ có đâu đó khoảng mười mấy, hai chục âm cơ bản. Nếu bạn nắm được – hiểu được – nhớ được những âm này thì tương lai không phải lo gì nữa. Nếu không. Sau này học lên cao, bạn vẫn mắc đi mắc lại cùng một lỗi, hoặc từ cái sai này dẫn tới cái sai khác phức tạp hơn.

Đọc tiếp

Sách, app và từ điển học tiếng Pháp

Về từ điển, không chỉ đơn thuần là biết nghĩa của từ. Từ điển dạy bạn rất nhiều thứ: cách phát âm, giống đực – giống cái, biến thể sang số nhiều hoặc giống cái. Nghĩa và các tình huống dùng từ trong thực tế. Trang thông dụng nhất là vdict. Nhưng các bộ từ điển pháp pháp-việt hoặc trang larousse, petitrobert/ robert, hachette… đều rất cần cho các bạn muốn nâng cao khả năng tiếng của mình. Lưu ý, có những trường hợp vdict dịch không hoàn toàn chính xác, hoặc từ không có nghĩa tương đương trong tiếng Việt, phải dựa vào cách giải nghĩa chính xác bằng tiếng Pháp.

Đọc tiếp

Vài suy nghĩ về việc học tiếng Pháp (2)

Tiếng Việt bạn phải tập từ a, b, c thì tiếng Pháp cũng thế. Cái lưỡi nó bị ảnh hưởng bởi thói quen, chứ nó không xương nên nó không cứng, cơ lưỡi chắc là lão hoá nhũn nhẽo ra thôi. Đừng quá bao biện bằng việc lớn tuổi quá rồi thì lưỡi cứng không nói được. Người trẻ cũng bị cứng lưỡi khi bị đối thủ băm bổ vào mặt đủ mọi lời lẽ, chiêu trò, hay gặp chuyện sốc (thậm chí có người sốc mà câm luôn). Có người dễ thay đổi, dễ tập thói quen mới. Nhưng cũng có người không làm được.

Đọc tiếp

Học cách phát âm chuẩn và nói tốt tiếng Pháp

Như đã nói ở trên, nếu gặp được một người nhiệt tình sửa phát âm cho bạn thì tốt, hoặc gặp được một người Pháp thì còn tốt nữa. Nhưng, ở post trước mình đã nói với các bạn, nói chuẩn tiếng Pháp tốn hơi, tốn nước miếng, thậm chí nửa tiếng đồng hồ là đủ đau cổ họng. Nên có nhiệt tình đến mấy, thì cũng một hai lần là người ta bỏ qua không giúp nữa. Bạn để ý là âm mũi thì phải đẩy hơi lên mũi nhé, nhiều âm thì phải khào từ cổ họng nhé và tốn rất nhiều hơi. Vì bạn không đọc đúng kĩ thuật nên mới thấy không mệt thôi còn người đã quen cách đọc, đọc đúng họ vẫn mệt như thường.

Đọc tiếp

Vài suy nghĩ về việc học tiếng Pháp (1)

Và bạn đừng thần thánh hoá những người giỏi ngoại ngữ, nếu bạn là người Việt, bạn nên ngưỡng mộ những người giỏi tiếng Việt hơn. Vì cùng xuất phát chung nguồn gốc, văn hoá mà khả năng tiếp cận ngôn ngữ của họ tốt hơn bạn. Còn người ta giỏi ngoại ngữ, vì người ta có điều kiện tiếp cận hơn mình thôi, bạn ghen tị thì được, nhưng đừng thần thánh hoá họ như thể làm được một điều không tưởng. À, bạn nhìn đi, trên thế giới có hàng chục triệu, hàng trăm triệu người nói được tiếng Pháp.

Đọc tiếp

Lo lắng vì nói tiếng Pháp không hay và việc phát âm tiếng Pháp sao cho chuẩn

Vậy thì, trước hết, giọng địa phương khiến cách bạn phát âm tiếng Việt so với giọng chuẩn của Hà Nội (giọng bạn hay nghe trên tivi ấy) có sự khác biệt đúng không ? Điều này cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới cách phát âm tiếng Pháp của các bạn. Mình đã từng gặp trường hợp các bạn bị ngọng N và L sang bên Pháp cũng phát âm Lyon thành Nyons rồi. Hoặc chữ PAR mà đọc thành BAR… Thực sự thì có giọng địa phương không đồng nghĩa với việc PHÁT ÂM TIẾNG PHÁP không chuẩn, nhưng nếu không chỉnh sửa các thói quen phát âm căn cố từ tiếng Việt, đem bê y nguyên sang tiếng Pháp thì sẽ rất tai hại cho bạn.

Đọc tiếp

Học tiếng Pháp bắt đầu với việc phát âm

Sau đó, những lần tiếp theo, khi mà bạn trỏ bút đến đâu thì cũng nhớ mang mang ra cách mà người ta sẽ phát âm từ đó như thế nào rồi. Bạn tiếp tục một công đoạn khác khó hơn. Đó là, lưu ý chỗ nào đọc âm cuối, chỗ nào không. Rồi lưu ý chỗ nào nối âm, chỗ nào không, nối thì thành ra âm gì. Đừng có làm dồn vào một lần. Không thấm được đâu. Bạn cứ từng bước một thôi. Tiếp tục là gì ? Bước này khó hơn nữa, đi gạch chân những ÂM (âm chứ không phải từ). Thực ra từ đồng âm mà cách viết khác nhau thì tiếng Pháp cũng có, nhưng không nhiều. Nhưng cứ tách âm đi rồi, cuối cùng cái loại này cũng tự động lòi ra thôi, yên tâm. Chẳng hạn như chữ này viết là ô, người ta đọc âm [ô] mà viết là eau người ta cũng đọc [ô] mà viết là ot, người ta cũng đọc [ô]. Cứ thế, bạn đi phân tách từng âm một.

Đọc tiếp