Category: Tiếng Pháp

Bàn luận, học tập những kỹ năng tiếng Pháp

Serie youtube hay ho để luyện nghe và hiểu tiếng Pháp hơn

Trong serie 10 tập này, hết một nửa là những giải thích cực kì thú vị về gốc gác những câu có thể nói là cửa miệng của người Pháp. Đó không phải là câu dài dòng (như thói quen nói năng thông thường của người Pháp) mà là những câu chào, câu cảm thán như ça va, bonjour, n’importe quoi… Sebastian châm biếm một cách tinh tế các nhà Triết học Ánh sáng. Wow, hoá ra mối quan tâm lớn nhất của các nhà Triết học thời xưa là thức ăn đi vào cơ thể rồi sẽ đi đâu, liệu có đi đúng đường không? Haha.

Đọc tiếp

Những lầm tưởng khi luyện nghe tiếng Pháp (p.2)

Việc người Pháp nói nhanh cũng có một phần xuất phát từ lí do rất cơ bản là từ của họ, có thể là viết khá dài nhưng khi đọc thì họ có xu hướng bỏ chữ cái (không phát âm) hoặc bớt âm đi. Chẳng hạn như: maintenant (âm [t] thường rất ít khi được đọc, chúng ta chỉ nghe thấy main-nant hoặc mait’-nant mà thôi.

Đọc tiếp

Cách bắt đầu cuộc trò chuyện bằng tiếng Pháp

Cách đầu tiên để các bạn có thể bắt đầu câu chuyện là hãy hỏi : QUOI DE NEUF? – Có nghĩa là có điều gì mới không? Hôm nay có gì mới không?
Khi bạn hỏi vậy, người nghe sẽ trả lời, sẽ kể một số chuyện của họ và như thế hai bên có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với nhau một cách khá tự nhiên. 

Đọc tiếp

Ghép âm và hướng dẫn phát âm tiếng Pháp

Lưu ý, clip này sẽ không nói về việc phát âm, chúng ta sẽ được giải thích về mối liên hệ giữa các chữ cái và các âm với nhau. chúng ta sẽ cùng bàn về nguyên âm, cách nguyên âm kết hợp các nguyên âm với nhau, phần 3, chúng ta sẽ nói về các nhóm phụ âm, phần 4 là các âm câm.

Đọc tiếp

Tâm sự dài: Mình đã học tiếng Pháp như thế nào?

Mình không có ý khoe khoang gì ở đây, mình biết có những người chỉ cần học 6 tháng đã có chứng chỉ B2, sang Pháp làm tới luận văn Tiến sĩ. Có nhiều người nói tiếng Pháp nhanh, chuẩn hơn mình. Có nhiều người đã dịch sách này sách kia, viết tác phẩm này tác phẩm kia bằng tiếng Pháp. Nhưng vì có những người, cần biết qua 1 lộ trình học tiếng Pháp để tham khảo cho mình cách thức bắt đầu và tiếp tục như thế nào, nên mình mới quyết định sẽ kể ở đây.

Đọc tiếp

Những lầm tưởng khi luyện nghe tiếng Pháp (p.1)

Ví dụ như nếu bạn đi học đàn hay học hát đi, chỉ có 7 nốt ĐỒ, RÊ, MI, FA, SOL, LA, SI thôi, nhưng từ 7 nốt có thể thiên biến vạn hóa ra hàng nghìn, hàng tỉ bài hát. Thì tiếng Pháp cũng vậy, nếu xét về cơ bản, các bạn chỉ có đâu đó khoảng mười mấy, hai chục âm cơ bản. Nếu bạn nắm được – hiểu được – nhớ được những âm này thì tương lai không phải lo gì nữa. Nếu không. Sau này học lên cao, bạn vẫn mắc đi mắc lại cùng một lỗi, hoặc từ cái sai này dẫn tới cái sai khác phức tạp hơn.

Đọc tiếp

Tips học từ vựng tiếng Pháp

5, Học đi kèm với thực hành. Ví dụ, sau khi học được loạt từ vựng về gia đình thì bạn viết một đoạn văn giới thiệu gia đình mình. Sau khi viết xong hoàn chỉnh thì đọc đi đọc lại cho nhớ. Hoặc tìm những đoạn văn mẫu tương tự trên mạng, trong sách báo để đọc. Khi đưa từ vựng vào ngữ cảnh thực tế, bạn sẽ hiểu cách vận dụng, học đi đôi với hành, bảo đảm bạn sẽ nhớ nhiều từ hơn.

Đọc tiếp

Sách, app và từ điển học tiếng Pháp

Về từ điển, không chỉ đơn thuần là biết nghĩa của từ. Từ điển dạy bạn rất nhiều thứ: cách phát âm, giống đực – giống cái, biến thể sang số nhiều hoặc giống cái. Nghĩa và các tình huống dùng từ trong thực tế. Trang thông dụng nhất là vdict. Nhưng các bộ từ điển pháp pháp-việt hoặc trang larousse, petitrobert/ robert, hachette… đều rất cần cho các bạn muốn nâng cao khả năng tiếng của mình. Lưu ý, có những trường hợp vdict dịch không hoàn toàn chính xác, hoặc từ không có nghĩa tương đương trong tiếng Việt, phải dựa vào cách giải nghĩa chính xác bằng tiếng Pháp.

Đọc tiếp

Vài suy nghĩ về việc học tiếng Pháp (2)

Tiếng Việt bạn phải tập từ a, b, c thì tiếng Pháp cũng thế. Cái lưỡi nó bị ảnh hưởng bởi thói quen, chứ nó không xương nên nó không cứng, cơ lưỡi chắc là lão hoá nhũn nhẽo ra thôi. Đừng quá bao biện bằng việc lớn tuổi quá rồi thì lưỡi cứng không nói được. Người trẻ cũng bị cứng lưỡi khi bị đối thủ băm bổ vào mặt đủ mọi lời lẽ, chiêu trò, hay gặp chuyện sốc (thậm chí có người sốc mà câm luôn). Có người dễ thay đổi, dễ tập thói quen mới. Nhưng cũng có người không làm được.

Đọc tiếp

Kinh nghiệm phần thi đọc DELF hoặc TCF

Hãy chuẩn bị cho mình một vốn từ vựng cơ bản. Nếu nhìn thấy một câu tiếng Pháp vỏn vẹn 10 chữ mà phải tra từ điển hết 9 chữ, thì quả là việc đọc của bạn sẽ không phải mệt vừa nữa, mà phải nói là rất mệt! Ở đây, mình không khuyến cáo với các bạn là chữ nào, từ nào cũng phải biết. Nhưng những từ quá thông dụng, lặp đi lặp lại nhiều trong các bài viết thì các bạn nên học dần để nhớ.

Đọc tiếp

Học cách phát âm chuẩn và nói tốt tiếng Pháp

Như đã nói ở trên, nếu gặp được một người nhiệt tình sửa phát âm cho bạn thì tốt, hoặc gặp được một người Pháp thì còn tốt nữa. Nhưng, ở post trước mình đã nói với các bạn, nói chuẩn tiếng Pháp tốn hơi, tốn nước miếng, thậm chí nửa tiếng đồng hồ là đủ đau cổ họng. Nên có nhiệt tình đến mấy, thì cũng một hai lần là người ta bỏ qua không giúp nữa. Bạn để ý là âm mũi thì phải đẩy hơi lên mũi nhé, nhiều âm thì phải khào từ cổ họng nhé và tốn rất nhiều hơi. Vì bạn không đọc đúng kĩ thuật nên mới thấy không mệt thôi còn người đã quen cách đọc, đọc đúng họ vẫn mệt như thường.

Đọc tiếp

Vài suy nghĩ về việc học tiếng Pháp (1)

Và bạn đừng thần thánh hoá những người giỏi ngoại ngữ, nếu bạn là người Việt, bạn nên ngưỡng mộ những người giỏi tiếng Việt hơn. Vì cùng xuất phát chung nguồn gốc, văn hoá mà khả năng tiếp cận ngôn ngữ của họ tốt hơn bạn. Còn người ta giỏi ngoại ngữ, vì người ta có điều kiện tiếp cận hơn mình thôi, bạn ghen tị thì được, nhưng đừng thần thánh hoá họ như thể làm được một điều không tưởng. À, bạn nhìn đi, trên thế giới có hàng chục triệu, hàng trăm triệu người nói được tiếng Pháp.

Đọc tiếp

Hướng dẫn ôn thi TCF (hết): trắc nghiệm ngữ pháp

Cũng như với các phần thi trước, xin nhắc lại với các bạn một lần nữa, kiến thức ngữ pháp trong đề thi TCF trải dài từ trình độ cơ bản A1 – A2 cho tới cao cấp C1 – C2. Vì vậy, bạn sẽ thấy trong đề có những câu cực kì đơn giản, nhưng không cẩn thận vẫn có thể sai, vào phòng thi vẫn có thể sai nếu không cẩn thận. Còn có những câu khó không trả lời được… thì đó là chuyện rất bình thường.

Đọc tiếp

Hướng dẫn ôn thi TCF (3): thi đọc

Thực sự thì đối với TCF – thời gian chính là thử thách lớn nhất. Nếu một bài đọc ở ngưỡng 1/3 số câu cuối trong đề Đọc, bình thường bạn phải đọc đi đọc lại vài lần, 5 phút, 10 phút rồi 15 phút đắn đo suy nghĩ mới hiểu được thì bây giờ, thời gian rút lại bằng 2 phút, 1 phút rồi 30 giây. Có những chủ đề cực kì chuyên môn như: khoa học, khảo cổ, nhân văn, tin tức thế giới, luật pháp, chính trị, chính sách, văn học.

Đọc tiếp