Category: Tiếng Pháp

Bàn luận, học tập những kỹ năng tiếng Pháp

Lo lắng vì nói tiếng Pháp không hay và việc phát âm tiếng Pháp sao cho chuẩn

Vậy thì, trước hết, giọng địa phương khiến cách bạn phát âm tiếng Việt so với giọng chuẩn của Hà Nội (giọng bạn hay nghe trên tivi ấy) có sự khác biệt đúng không ? Điều này cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới cách phát âm tiếng Pháp của các bạn. Mình đã từng gặp trường hợp các bạn bị ngọng N và L sang bên Pháp cũng phát âm Lyon thành Nyons rồi. Hoặc chữ PAR mà đọc thành BAR… Thực sự thì có giọng địa phương không đồng nghĩa với việc PHÁT ÂM TIẾNG PHÁP không chuẩn, nhưng nếu không chỉnh sửa các thói quen phát âm căn cố từ tiếng Việt, đem bê y nguyên sang tiếng Pháp thì sẽ rất tai hại cho bạn.

Đọc tiếp

Luyện nghe cho DELF B2

Và dù có trình độ cao hơn thì khi học lại bằng những clip cơ bản như thế này các bạn cũng sẽ ôn lại, hoặc phát hiện lại (do hồi trước học không để ý) nhiều câu thuần ngôn ngữ nói mà mình có thể áp dụng cho bài thi sắp tới. Link bài tập nghe thường có kết quả luôn sau khi nghe xong, bạn đỡ phải lật sách mất công.

Đọc tiếp

Học tiếng Pháp bắt đầu với việc phát âm

Sau đó, những lần tiếp theo, khi mà bạn trỏ bút đến đâu thì cũng nhớ mang mang ra cách mà người ta sẽ phát âm từ đó như thế nào rồi. Bạn tiếp tục một công đoạn khác khó hơn. Đó là, lưu ý chỗ nào đọc âm cuối, chỗ nào không. Rồi lưu ý chỗ nào nối âm, chỗ nào không, nối thì thành ra âm gì. Đừng có làm dồn vào một lần. Không thấm được đâu. Bạn cứ từng bước một thôi. Tiếp tục là gì ? Bước này khó hơn nữa, đi gạch chân những ÂM (âm chứ không phải từ). Thực ra từ đồng âm mà cách viết khác nhau thì tiếng Pháp cũng có, nhưng không nhiều. Nhưng cứ tách âm đi rồi, cuối cùng cái loại này cũng tự động lòi ra thôi, yên tâm. Chẳng hạn như chữ này viết là ô, người ta đọc âm [ô] mà viết là eau người ta cũng đọc [ô] mà viết là ot, người ta cũng đọc [ô]. Cứ thế, bạn đi phân tách từng âm một.

Đọc tiếp

Hướng dẫn ôn thi TCF (2): phần thi nghe

Bạn buộc phải nghe nhiều tình huống đặc biệt, hiểu được ít nhất 50-60% đoạn hội thoại. Phần này cần hiểu kĩ hơn là giỏi đoán mò. Đây là những câu dành cho trình độ C1, C2 TCF, đòi hỏi bạn phải làm chủ được một lượng từ vựng tương đối. Mà quan trọng, khi nghe, bạn phải nhận diện ra được từ vựng đó. Bởi vì một từ khi đọc nhanh, đọc nối hoặc bị ảnh hưởng giọng địa phương, âm sắc thì nó sẽ trở nên sai khác đi một chút, rất khó nghe so với phát âm của từ đơn lẻ trong từ điển.

Đọc tiếp

Lỗi thường gặp trong bài viết TCF, DELF (p.2)

Từ loại thư này, chúng ta có thể phân biệt được đâu là sự khác nhau giữa đề viết B1 và đề viết B2. Đề B1 thiên về trình bày câu chuyện, sự kiện, ý tưởng, nêu ý kiến, nêu cảm nhận, nêu đánh giá. Đề B1 thường liên quan tới các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, không quá đặc thù trong một lĩnh vực hoặc môi trường chuyên nghiệp nào. Trình độ B1 yêu cầu một lối diễn đạt mạch lạc và đòi hỏi chính xác cao về ngữ pháp (căn bản). Trong khi đó, đề B2 thường tập trung chủ yếu vào kiểu thư công việc,

Đọc tiếp

Hướng dẫn ôn thi TCF (1): so sánh TCF và DELF

DELF thiên về trình bày, suy luận. Buộc lòng trong quá trình ôn thi, bạn phải tìm cách mở rộng tư duy và cải thiện kĩ năng suy luận của mình. Vốn từ và vốn ngữ pháp không quá phong phú, nhưng tư duy tiếng Pháp tốt thì bạn vẫn có hi vọng được điểm cao trong kì thi DELF. Ngược lại, TCF thiên về trí nhớ và sự nhanh nhạy. Nhớ nhanh và nhớ nhiều thì sẽ đánh nhanh thắng gọn. Vì sao phải nhớ nhanh : nghe qua là phải nhớ, câu hỏi không có sẵn trong đề (phần nghe) mà bạn phải để ý trong nội dung mình nghe, để tìm ra câu hỏi cũng như lựa câu trả lời. Đây là nhớ nhanh !

Đọc tiếp

Lỗi thường gặp trong bài viết TCF, DELF (p.1)

Mình gặp tình huống này ở trong rất nhiều bài viết. Bạn nói về cái bàn ở câu 1 (la table). Sang câu 2 bạn nói về gỗ. Sang câu 3 bạn nói về việc sản xuất nội thất (la fabrication des meubles). Sang câu 4 bạn dùng elle để chỉ cái bàn (vì la table giống cái), nhưng quên rằng, ở câu 3, la fabrication cũng có thể dùng elle để thay thế.

Đọc tiếp