Tiểu thuyết “Hai số phận” của nhà văn Jeffrey Archer

Tác giả tự cho mình dùng cây đũa thần của số phận để đưa đẩy hai con người này gặp nhau. Cho họ gánh lấy những duyên nợ cuộc đời. Khi đọc hết câu truyện này, ta mới thấy, số phận đã an bài tất cả mà số phận cũng đã làm lơ tất cả. Đôi lúc, ta bảo là trò đùa của số phận vậy!

Đọc tiếp

Serie youtube hay ho để luyện nghe và hiểu tiếng Pháp hơn

Trong serie 10 tập này, hết một nửa là những giải thích cực kì thú vị về gốc gác những câu có thể nói là cửa miệng của người Pháp. Đó không phải là câu dài dòng (như thói quen nói năng thông thường của người Pháp) mà là những câu chào, câu cảm thán như ça va, bonjour, n’importe quoi… Sebastian châm biếm một cách tinh tế các nhà Triết học Ánh sáng. Wow, hoá ra mối quan tâm lớn nhất của các nhà Triết học thời xưa là thức ăn đi vào cơ thể rồi sẽ đi đâu, liệu có đi đúng đường không? Haha.

Đọc tiếp

Tuổi trẻ lạc lối… tới quán của ông chủ Modiano

Tôi đã đọc liền một mạch hết cuốn sách. Ban đầu, không đủ kiên nhẫn, tôi đã định giở phần kết ra xem qua thế nào. Nhưng tôi biết, truyện của Patrick Modiano thì có biết phần kết cũng chẳng ích gì, nó sẽ không giúp ta hình dung ra câu truyện thực hư thế nào đâu. Thế rồi, tôi bỏ qua, đọc mấy phần đánh giá của báo Pháp, cũng chẳng khả thi lắm.

Đọc tiếp

Những lầm tưởng khi luyện nghe tiếng Pháp (p.2)

Việc người Pháp nói nhanh cũng có một phần xuất phát từ lí do rất cơ bản là từ của họ, có thể là viết khá dài nhưng khi đọc thì họ có xu hướng bỏ chữ cái (không phát âm) hoặc bớt âm đi. Chẳng hạn như: maintenant (âm [t] thường rất ít khi được đọc, chúng ta chỉ nghe thấy main-nant hoặc mait’-nant mà thôi.

Đọc tiếp

Cách bắt đầu cuộc trò chuyện bằng tiếng Pháp

Cách đầu tiên để các bạn có thể bắt đầu câu chuyện là hãy hỏi : QUOI DE NEUF? – Có nghĩa là có điều gì mới không? Hôm nay có gì mới không?
Khi bạn hỏi vậy, người nghe sẽ trả lời, sẽ kể một số chuyện của họ và như thế hai bên có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với nhau một cách khá tự nhiên. 

Đọc tiếp

Chuẩn mực của một phụ nữ thanh lịch với Muriel Barbery

Muriel Barbery khéo léo kéo những cô nàng mơ mộng về Paris trở lại thực tế và khiến những Parisiens kênh kiệu về một nước Pháp kiểu mẫu kìm lại sự khoe khoang vô lối. Sau đó, là một tinh thần hướng tới THIỀN, hướng tới sự TĨNH LẶNG và hướng NỘI của người NHẬT. Việc chắt lọc ra một vài điểm tinh tế của nghệ thuật thơ – thiền – thiên nhiên nơi người Nhật tạo thêm cho tác phẩm một chút màu sắc Á Đông thật mới mẻ, nhất là đối với các độc giả phương Tây.

Đọc tiếp

Ghép âm và hướng dẫn phát âm tiếng Pháp

Lưu ý, clip này sẽ không nói về việc phát âm, chúng ta sẽ được giải thích về mối liên hệ giữa các chữ cái và các âm với nhau. chúng ta sẽ cùng bàn về nguyên âm, cách nguyên âm kết hợp các nguyên âm với nhau, phần 3, chúng ta sẽ nói về các nhóm phụ âm, phần 4 là các âm câm.

Đọc tiếp

Tâm sự dài: Mình đã học tiếng Pháp như thế nào?

Mình không có ý khoe khoang gì ở đây, mình biết có những người chỉ cần học 6 tháng đã có chứng chỉ B2, sang Pháp làm tới luận văn Tiến sĩ. Có nhiều người nói tiếng Pháp nhanh, chuẩn hơn mình. Có nhiều người đã dịch sách này sách kia, viết tác phẩm này tác phẩm kia bằng tiếng Pháp. Nhưng vì có những người, cần biết qua 1 lộ trình học tiếng Pháp để tham khảo cho mình cách thức bắt đầu và tiếp tục như thế nào, nên mình mới quyết định sẽ kể ở đây.

Đọc tiếp

Những lầm tưởng khi luyện nghe tiếng Pháp (p.1)

Ví dụ như nếu bạn đi học đàn hay học hát đi, chỉ có 7 nốt ĐỒ, RÊ, MI, FA, SOL, LA, SI thôi, nhưng từ 7 nốt có thể thiên biến vạn hóa ra hàng nghìn, hàng tỉ bài hát. Thì tiếng Pháp cũng vậy, nếu xét về cơ bản, các bạn chỉ có đâu đó khoảng mười mấy, hai chục âm cơ bản. Nếu bạn nắm được – hiểu được – nhớ được những âm này thì tương lai không phải lo gì nữa. Nếu không. Sau này học lên cao, bạn vẫn mắc đi mắc lại cùng một lỗi, hoặc từ cái sai này dẫn tới cái sai khác phức tạp hơn.

Đọc tiếp

Tips học từ vựng tiếng Pháp

5, Học đi kèm với thực hành. Ví dụ, sau khi học được loạt từ vựng về gia đình thì bạn viết một đoạn văn giới thiệu gia đình mình. Sau khi viết xong hoàn chỉnh thì đọc đi đọc lại cho nhớ. Hoặc tìm những đoạn văn mẫu tương tự trên mạng, trong sách báo để đọc. Khi đưa từ vựng vào ngữ cảnh thực tế, bạn sẽ hiểu cách vận dụng, học đi đôi với hành, bảo đảm bạn sẽ nhớ nhiều từ hơn.

Đọc tiếp

Lyon 15.11.2015

Báo chí Pháp tiếp tục đưa tin tức về các kết quả điều tra mới nhất từ phía cảnh sát. Bên cạnh những tin tức đó là những hình ảnh thể hiện tình liên đới của bạn bè trên thế giới, như một niềm an ủi lớn cho các nạn nhân và gia đình họ, đang chịu cảnh tang tóc, mất liên lạc với người thân… Cách riêng, chưa có bất kì nguồn tin nào cho hay có nạn nhân là người Việt Nam.

Đọc tiếp

Tôi nói gì khi nói về những tác giả yêu thích

Tôi khâm phục những nhà văn dám dùng ngòi bút của mình để chiến đấu, không hiếu thắng, không đao to búa lớn, dày dặn, thâm thúy, rừng rực thiện tâm. Mà giọng văn cho tôi cảm nhận như thế, không ai khác là nhà văn Nguyên Ngọc.

Vậy đó, động lực gì để ta cứ thế mà giành ngay một quyển sách không nao núng. Ngoài những cuốn tạo được hiệu ứng truyền thông, thì sự quen biết với tác giả cũng là một lí do.

Đọc tiếp

Thánh kinh Coco Chanel của tác giả Karren Karbo

Karen có cách viết về Chanel rất mới, gần gũi, pha chút hài hước trẻ trung. Chân thật, thật như những tín đồ của Chanel, mê lắm nhưng không phải sẵn tiền để săn được một món đồ Chanel đúng nghĩa và vận vừa với mình. Cách Karen nói về Chanel khá là thực tế. Tôi chưa kể hết với các bạn khi đi xem phỏng vấn với tác giả, vì sao tôi đã mua cuốn sách.

Đọc tiếp