Tag: tự học tiếng Pháp

Ngữ pháp tiếng Pháp khó “lòi bản họng”, làm sao để nhớ được?

Khi bạn đã tới một trình độ nhất định, hoặc sau một thời gian học lan man mà không định vị được mình đang ở đâu nữa (trời đất mênh mông bao la, một mình ta đứng giữa biển ngữ pháp), lúc đó, hãy quay lại bảng mục lục (table de matière), chỗ nào thấy chưa tự tin thì ôn lại trước (cố gắng làm cả dạng bài tập nâng cao/ avancé cho những phần đó.

Đọc tiếp

Đã sang năm mới, các bạn đã giỏi tiếng Pháp hơn chưa?

Có thể bạn học tiếng Pháp mãi mà không tiến bộ, đó là do học sai cách. Cũng có thể bạn tìm được cách học (mà đối với nhiều người khác khá là hiệu quả, còn với bạn thì không), vì nó chưa phù hợp. Hoặc cũng có thể đi đến kết luận: Bạn hoàn toàn có thể chọn một ngôn ngữ khác, học thoải mái hơn, bản thân thấy hứng thú hơn và bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn.

Đọc tiếp

Serie youtube hay ho để luyện nghe và hiểu tiếng Pháp hơn

Trong serie 10 tập này, hết một nửa là những giải thích cực kì thú vị về gốc gác những câu có thể nói là cửa miệng của người Pháp. Đó không phải là câu dài dòng (như thói quen nói năng thông thường của người Pháp) mà là những câu chào, câu cảm thán như ça va, bonjour, n’importe quoi… Sebastian châm biếm một cách tinh tế các nhà Triết học Ánh sáng. Wow, hoá ra mối quan tâm lớn nhất của các nhà Triết học thời xưa là thức ăn đi vào cơ thể rồi sẽ đi đâu, liệu có đi đúng đường không? Haha.

Đọc tiếp

Những lầm tưởng khi luyện nghe tiếng Pháp (p.2)

Việc người Pháp nói nhanh cũng có một phần xuất phát từ lí do rất cơ bản là từ của họ, có thể là viết khá dài nhưng khi đọc thì họ có xu hướng bỏ chữ cái (không phát âm) hoặc bớt âm đi. Chẳng hạn như: maintenant (âm [t] thường rất ít khi được đọc, chúng ta chỉ nghe thấy main-nant hoặc mait’-nant mà thôi.

Đọc tiếp

Ghép âm và hướng dẫn phát âm tiếng Pháp

Lưu ý, clip này sẽ không nói về việc phát âm, chúng ta sẽ được giải thích về mối liên hệ giữa các chữ cái và các âm với nhau. chúng ta sẽ cùng bàn về nguyên âm, cách nguyên âm kết hợp các nguyên âm với nhau, phần 3, chúng ta sẽ nói về các nhóm phụ âm, phần 4 là các âm câm.

Đọc tiếp

Những lầm tưởng khi luyện nghe tiếng Pháp (p.1)

Ví dụ như nếu bạn đi học đàn hay học hát đi, chỉ có 7 nốt ĐỒ, RÊ, MI, FA, SOL, LA, SI thôi, nhưng từ 7 nốt có thể thiên biến vạn hóa ra hàng nghìn, hàng tỉ bài hát. Thì tiếng Pháp cũng vậy, nếu xét về cơ bản, các bạn chỉ có đâu đó khoảng mười mấy, hai chục âm cơ bản. Nếu bạn nắm được – hiểu được – nhớ được những âm này thì tương lai không phải lo gì nữa. Nếu không. Sau này học lên cao, bạn vẫn mắc đi mắc lại cùng một lỗi, hoặc từ cái sai này dẫn tới cái sai khác phức tạp hơn.

Đọc tiếp

Sách, app và từ điển học tiếng Pháp

Về từ điển, không chỉ đơn thuần là biết nghĩa của từ. Từ điển dạy bạn rất nhiều thứ: cách phát âm, giống đực – giống cái, biến thể sang số nhiều hoặc giống cái. Nghĩa và các tình huống dùng từ trong thực tế. Trang thông dụng nhất là vdict. Nhưng các bộ từ điển pháp pháp-việt hoặc trang larousse, petitrobert/ robert, hachette… đều rất cần cho các bạn muốn nâng cao khả năng tiếng của mình. Lưu ý, có những trường hợp vdict dịch không hoàn toàn chính xác, hoặc từ không có nghĩa tương đương trong tiếng Việt, phải dựa vào cách giải nghĩa chính xác bằng tiếng Pháp.

Đọc tiếp

Kinh nghiệm phần thi đọc DELF hoặc TCF

Hãy chuẩn bị cho mình một vốn từ vựng cơ bản. Nếu nhìn thấy một câu tiếng Pháp vỏn vẹn 10 chữ mà phải tra từ điển hết 9 chữ, thì quả là việc đọc của bạn sẽ không phải mệt vừa nữa, mà phải nói là rất mệt! Ở đây, mình không khuyến cáo với các bạn là chữ nào, từ nào cũng phải biết. Nhưng những từ quá thông dụng, lặp đi lặp lại nhiều trong các bài viết thì các bạn nên học dần để nhớ.

Đọc tiếp

Học cách phát âm chuẩn và nói tốt tiếng Pháp

Như đã nói ở trên, nếu gặp được một người nhiệt tình sửa phát âm cho bạn thì tốt, hoặc gặp được một người Pháp thì còn tốt nữa. Nhưng, ở post trước mình đã nói với các bạn, nói chuẩn tiếng Pháp tốn hơi, tốn nước miếng, thậm chí nửa tiếng đồng hồ là đủ đau cổ họng. Nên có nhiệt tình đến mấy, thì cũng một hai lần là người ta bỏ qua không giúp nữa. Bạn để ý là âm mũi thì phải đẩy hơi lên mũi nhé, nhiều âm thì phải khào từ cổ họng nhé và tốn rất nhiều hơi. Vì bạn không đọc đúng kĩ thuật nên mới thấy không mệt thôi còn người đã quen cách đọc, đọc đúng họ vẫn mệt như thường.

Đọc tiếp