phat-am-tieng-phap

Âm mũi trong tiếng Pháp: cách đọc và cách phân biệt

Âm mũi là một trong những mấu chốt để sửa cho giọng Tây hơn (vì chúng ta đang học tiếng Pháp mà). Nhưng để đọc chuẩn được âm mũi cũng là một vấn đề khá nan giải với nhiều người học Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta cùng hệ thống lại các trường hợp, cách điều chỉnh khẩu hình và điểm qua một vài bài luyện tập phân biệt các bạn nhé!

Phân biệt âm mũi và giọng mũi

Âm mũi và giọng mũi không hoàn toàn là một. Âm mũi là một vài âm tiết có trong quá trình phát âm mà chúng ta dùng đường hơi lên mũi thay vì ra miệng. Còn giọng mũi là giọng không thoát hơi ra miệng, với tần số liên tục, không đi kèm điều chỉnh khẩu hình miệng với các nguyên âm và phụ âm thường.

Âm mũi là một đặc điểm đặc biệt của một vài ngôn ngữ trong đó có tiếng Pháp, mang đặc điểm rõ ràng hơn so với trường hợp của các nguyên âm thông thường. Các bạn có thể nghe ca sĩ Mỹ Linh phân biệt trước giữa giọng mũi và âm mũi, cũng như học cách làm quen với cách điều chỉnh âm như ở phần cuối clip (hát các nguyên âm bằng lưỡi và không mở miệng)

Nói tiếng Pháp nhiều có bị ngọng hay bị tật hát giọng mũi không?

Tuy nhiên, khi đã đọc tiếng Pháp nhiều, thì cũng khó tránh khỏi giọng của chúng ta không được rõ lắm, làm cho giọng nghe có vẻ ngọng ngọng như giọng mũi. Thực ra, trường hợp này chỉ gặp khi các bạn nói tiếng Pháp nhiều (vài tiếng liên tục mỗi ngày), hoặc nói đan xen hai thứ tiếng một lúc (như mình minh họa trong các video phát âm, thực sự thì nó sẽ là một cái không hay khi các bạn nghe tiếng Việt). Còn thông thường, khi chúng ta dùng hai thứ tiếng độc lập, thì chỉ cần để ý không để lẫn lộn khẩu hình và cách lấy hơi thì sẽ tránh được việc đó. 

Nhiều bạn thính tai có nói với mình là ca sĩ Céline Dion hay hát bằng giọng mũi, thì cũng hợp lí thôi với khả năng diva cả hai thứ tiếng Anh và Pháp tất nhiên sẽ không tránh khỏi. Chưa kể là giọng của nữ ca sĩ Céline Dion vừa vang kiểu diva Mỹ vừa phải đanh lại kiểu hát cao tiếng Pháp.

Vậy thì, liên tục chú ý về việc âm tiết của mình có rõ ràng hay không là chúng ta sẽ không bị mắc tật nói bằng giọng mũi. Thông thường, đôi khi chúng ta cần 5 cho đến 15 phút để chuyển đổi giữa âm giọng của tiếng này sang tiếng khác, nếu muốn tránh tình trạng bị ngọng hoặc bị líu lưỡi.

Đây có thể gọi là bài tập thể dục trước giờ học phát âm, như đọc lại bảng chữ cái, đọc lại một số cụm âm như (với tiếng Pháp: e,ê,i,u,a,a è, eu… và s,t,m,n,l,p,f…) đọc lại một số từ dài như trong video hướng dẫn này.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập âm mũi, hãy thử điều chỉnh cột hơi lên mũi

Để điều chỉnh cột hơi lên mũi, trước hết chúng ta cần kiểm soát tốt hơi từ bụng (hay cơ hoành) lên cổ và sau đỏ thẳng cổ để hơi có thể được đẩy tiếp lên mũi.

Tiếp theo, tập làm quen và phân biệt được cảm giác hơi lên mũi như thế nào. Các bạn có thể đặt tay lên mũi  hoặc lên miệng để cảm giác luồng hơi khi đọc các chữ cái (a, e, i) hoặc khi thở ra bằng mũi và bằng miệng khác gì nhau. 

Sơ đồ minh họa nguyên âm và vị trí đặt lưỡi.

Sau đó, tập chuyển đổi từ một số nguyên âm sang âm mũi, bằng cách cố gắng dồn hơi lên mũi nhiều hơn như: miệng khép, hóp má, sử dụng môi trên để phát âm nhiều hơn. Các bạn tưởng tượng miệng mình như miệng của một chiếc túi và bây giờ phải buộc túi lại, chặn luồng hơi ra miệng bằng các lực cản như khép môi nhiều hơn. 

Cách nhận diện các âm [ɔ̃],[œ̃],[ɑ̃],[ɛ̃] qua API

Các bạn cũng có thể đọc ô….ô…..ô….. và giữ hơi dài nhất có thể, sau đó cảm nhận độ vang của âm tiết, rồi thử thở ra bằng mũi đồng thời. Hoặc âm u cũng được, nhưng lưu ý là đọc đúng [y] như phiên âm API trong bảng chữ cái tiếng Pháp nhé (theo minh họa ở clip dưới đây):

Nghiên cứu phiên âm của các âm mũi sẽ chỉ cho chúng ta nhiều gợi ý về cách đọc (mà chủ yếu là cách đặt lưỡi): [ɔ̃] đi từ âm O như xe bò trong tiếng Việt, [œ̃] có O và Ê như no nê trong tiếng Việt [ɑ̃] có a như la cà trong tiếng Việt và [ɛ̃] như tê tê trong tiếng Việt. 

Các cách ký âm của [ɔ̃] và bài tập phân biệt

Đến đây, chúng ta cần tự tổng hợp cho mình một số các ví dụ để có thể đọc được âm trong từ mà không bị ngọng, lưu ý là các bạn cần phải điều chỉnh và luyện từ từ. Nên kết hợp ghi âm lại và nghe đối chiếu với bài học như cách tự kiểm tra. 

Link nghe qua Spotify

Trường hợp của [ɔ̃] có 2 cách viết là OM và ON, các bạn có thể theo dõi từ khoảng 28:20 trên video, và sau đó đối chiếu ngược lại với các trường hợp phối âm khác (o-i, o-r, o-mm…) để dễ phân biệt hơn.

Đặc biệt lưu ý trường hợp aume với cách phát âm như ghép vần tiếng Việt: ô-m-ôm.

Để phân biệt thật rõ các trường hợp đọc là [o],[œ], [ø],[ɔ] và âm mũi [ɔ̃], các bạn có thể làm thêm các bài tập phân biệt và chính tả như sau:

Các cách ký âm của [ɛ̃] và bài tập phân biệt

Các bạn đọc ê…ê… ê và ngân dài càng lâu càng tốt, để cảm nhận hơi đang đi ra đường mũi hay đường miệng.

Với trường hợp của [ɛ̃], chúng ta sẽ có hai cách ghi phổ biến là IN, IM. Với hai cách ghi này, các bạn cần chú ý hơn về cách tạo lập âm tiết trong một từ, sẽ có những chỗ viết IN hoặc IM với một nguyên âm (I,A,O,U,E) đằng sau. Lúc đó sẽ không đọc âm mũi nữa, ví dụ: image, copine…

Nhưng với trường hợp của [ɛ̃], chúng ta sẽ có rất nhiều cách ký âm khác như: ain, ein, im, ym, yn. Vì vậy, các bạn nên cẩn thận và luyện tập âm này nhiều hơn. Đây là âm dùng hơi lên mũi nhiều nhất, vì vậy khuyến cáo với các bạn bị viêm xoang không nên cố gắng luyện nhiều, chú ý tới cách điều chỉnh hơi lên mũi trước. Nếu các bạn đang luyện âm này, không nên uống các loại sữa, trà sữa hay ăn kem, đồ bơ sữa trước đó để tránh bị nhức mũi. 

Link nghe qua Spotify

Hãy kéo đỉnh mũi lên thật cao (như cách các bạn làm cho mũi mình cao lên, với đại đa số những ai mũi tẹt). Tập cho hơi lên mũi càng nhiều thì âm này càng chuẩn xác. Chú ý là không cử động cằm dưới và môi dưới, cũng như quá cứng lưỡi khi đọc các âm này. 

Cách ký âm của [ɑ̃] và học từ qua liên hệ từ mượn Pháp – Việt

Trên thực tế thì cả âm [ɔ̃] và âm [ɑ̃] có thể liên hệ được với nhiều từ mượn trong tiếng Việt lắm như ghi-đông, bi-đông hay xi-măng, xe tăng, căng-tin. Tuy nhiên, vì dễ liên hệ nên nhiều người nghĩ rằng chỉ cần đọc như tiếng Việt là được. Hệ quả là âm này bị đọc theo kiểu Việt hóa rất nhiều. Kể cả những bạn đã học đến trình độ B2 cũng không sửa được. Hoặc một vài trường hợp khi học nghe ở ngưỡng B1/B2 thì không phân biệt được chính tả của 2 âm tiết này. 

Vì vậy, nếu các bạn ghi nhận được các trường hợp từ mượn khác thì cũng hãy chú ý luyện hai âm mũi này thật kĩ, nó sẽ ảnh hưởng tới tốc độ luyện nghe của các bạn sau này khá nhiều. Chưa kể là một vài trường hợp sẽ bị ngọng khi nói tiếng Pháp vì không đọc được hai âm khác nhau.

Nếu xét về ký âm thì chúng ta có 4 hình thứ cơ bản là an, am, en, em và một vài trường hợp ngoại lệ như paon, paonne, Caen. Các bạn có thể xem kỹ hơn ở tập này:

Leave a Reply