hoc-tu-vung-tieng-phap

Đọc hiểu như 1 chiến lược gia? Bạn lần mò theo thông tin, chiến lược gia có riêng một lộ trình!

Mở đầu

Thành thật mà nói, trong 4 bài thi kỹ năng của DELF và DALF thì bản thân mình ghét nhất là môn đọc hiểu. Thường thì đọc cũng hiểu nhưng trả lời ra câu hỏi toàn sai (nói sai hết thì hơi quá) nhưng phần thi Đọc thường khiến mình mệt nhất sau khi từ trường thi về nhà.

Thời đi học mình cũng phải đọc rất nhiều sách, Anh, Pháp, Việt đều có. Nhưng giả như tiếng Anh đem qua google translate vẫn hiểu được sơ sơ thì tiếng Pháp sẽ từ môn Sử thành môn Khoa học giả tưởng, không có cách nào cứu vãn mà phải gò mình đọc cho hết, vừa đọc vừa khóc một dòng sông. Nhưng phải nói rằng, chính khi loay hoay trong đống tù mù tiếng Pháp thì mình cũng rút tỉa được khá nhiều kinh nghiệm.

Dù đọc tiếng Pháp vẫn chậm, một cuốn tiểu thuyết 3 năm chưa xong mà kì thực là không muốn đọc tiếp; nhưng ông bà ta nói: «Không bổ dọc thì bổ ngang», hiệu quả bất ngờ nhất của việc đọc tiếng Pháp cách loay hoay là mình viết tốt hơn, nhớ ngữ pháp chắc hơn và kiến thức đi vào đầu thì sẽ trôi theo một dòng sông mang tên logic.

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn một cách khá chi tiết việc luyện đọc hiểu thế nào là HIỆU QUẢ nhất: tức là bạn có từ vựng, rèn được ngữ pháp và luyện được phát âm.

Liệu pháp 1: Bớt tra từ điển Pháp – Việt

Đừng vội vội vàng vàng với một thứ ngôn ngữ lạ, «giục tốc bất đạt». Việc tra từ điển so với bật google translate Pháp – Việt như mình kể đầu bài không khác nhau là mấy. Việc biết nghĩa của tất cả các từ có trong bài chỉ giúp bạn nắm được 30% nội dung. Vì sao ư?

  • Từ vựng trong một bài văn được phân bố theo câu và phân tán theo cụm từ. Trong số các cụm từ thì chúng ta có cụm động từ, danh từ, tính từ, cụm trạng ngữ/ cụm chủ ngữ/ cụm vị ngữ/ cụm bổ ngữ.
  • Các bạn tưởng tượng bài đọc giống như một tấm bản đồ xe lửa/ hay bản đồ xe bus/ metro, trên đó các bạn có các đường vẽ xanh, đỏ, vàng để mô tả đường đi của các tuyến. Ví dụ xe bus số 1 sẽ đi từ Khải Hoàn Môn tới tháp Eiffel. Vậy là 2 điểm này sẽ được nối với nhau bằng một đường màu đỏ. Thế thì, khi đọc tiếng Pháp các bạn phải tỉnh táo, quá trình thay thế chủ ngữ bằng một cụm từ đồng nghĩa hoặc đại từ kết hợp với mớ cấu trúc lằng nhằng sẽ làm bạn phân tán. Cứ lẩm nhẩm trong đầu: nó, điều đó… nhưng rốt cuộc lại không biết nó ở đây là ai, điều đó ở đây chính xác là điều gì.

Ví dụ

Tôi nhìn một lượt kệ đồ chơi. Con gấu mẹ tặng tôi lúc sinh nhật 5 tuổi. Con vẹt đã hết pin nên không còn kêu nữa. Con khủng long thì đuôi của đã bị bung chỉ. trông thật bù xù, xấu xí.

=> Tác giả dùng hai từ nó, nhưng từ đầu tiên là con khủng long, từ thứ hai thì có thể là cái đuôi con khủng long hoặc chính con khủng long. Rõ ràng là có sự mập mờ.

Kết luận

Hãy tỉnh táo và tìm được những mạch nhỏ trong bài viết, không chỉ liên kết từ vựng trong câu với nhau, nhiều khi bạn phải nhặt từ danh từ của câu đầu tiên, rồi mang đi dò tìm qua nhiều câu văn, thậm chí một, hai đoạn văn mới nhận ra chính xác thì tác giả đang muốn nói điều gì.

Liệu pháp 2: Áp dụng kiến thức ngữ pháp

Hạn chế ghép nghĩa của các từ cạnh nhau với nhau. Hạn chế ghép từ mà bỏ qua giới từ, liên từ, phó từ…

Ví dụ

DE là giới từ mô tả quan hệ phụ thuộc. Tuy nhiên, đôi khi nó không có ý nghĩa gì đặc biệt ngoài việc xuất hiện trong cụm từ mà nó buộc phải có mặt (beaucoup de, il n’y a pas de nouvelle, nombre de salariés…)

Khi áp dụng kiến thức vào bài đọc hiểu, chúng ta sẽ đi theo chiến lược đánh rộng và đánh sâu. Học ngữ pháp bằng bài đọc thì khó hơn học bằng sách bài tập ngữ pháp nhiều. Nếu bài tập bạn có là chia động từ ở thì hiện tại, thể khẳng định… thì trong một bài đọc, bạn có động từ chia ở nhiều thì khác nhau, động từ thuộc nhiều nhóm khác nhau, động từ đặc biệt xuất hiện liên tục; ngoài ra thì còn ở nhiều dạng khẳng định/ phụ định/ mệnh lệnh/ điều kiện…

Ra trận đánh giặc thì không như lúc luyện tập với võ sư. Không phải chờ giặc đánh mới tấn công, không phải giặc đánh vào tay thì dùng đòn nào, thế nào nữa.

Tất nhiên, 3 tháng đến 6 tháng đầu tiên khi học tiếng Pháp thì bạn cần và buộc phải biết và luyện tập ngữ pháp theo bài học riêng và bài tập kèm theo. Nhưng một khi đã lên đến B1, B2 rồi thì không nhất thiết phải làm như thế nữa. Đặc biệt là khi bạn muốn luyện đọc, luyện nói, luyện viết thật sự… Lúc này các bạn cần phải đổi cách học.

Liệu pháp 3: Tách câu để học, bài đọc là một nguồn kiến thức mới

Chúng ta lấy một ví dụ mẫu để phân tích, đây là một đoạn trích từ bài giới thiệu một cuốn sách trên blog sylire.com, đoạn trích như dưới đây:

“Camille et François” est une fresque familiale originale et bien écrite. Une bonne idée de lecture pour les vacances, si vous souhaitez vous distraire sans pour autant vous embarquer dans une histoire mièvre ou trop facile. Nous voyageons de Paris au Bourbonnais en passant, plus brièvement, par l’Algérie et New York. Nous côtoyons le monde politique, financier et culturel des époques que nous traversons et assistons à l’évolution des mœurs, au fil des générations. Les femmes s’affirment, à la maison comme en politique.”

Khoan bàn đến nghĩa, chúng ta làm một số bước phân tích trước như sau, lưu ý chúng ta sẽ tách từng câu ra để phân tích. Để các bạn tập làm quen với việc phân tích này thì đầu tiên, mình đã đánh dấu các nhóm từ cùng loại cùng màu với nhau.

Chúng ta sẽ có phần đánh dấu như dưới đây, các bạn đọc qua một, hai lần để nhớ cách phân chia và tập nhìn kết cấu câu trong đoạn văn này. Đoạn văn khá mẫu mực và khá căn bản, hoàn toàn không có bẫy nào ở đây buộc chúng ta phải hiểu nghĩa bóng hay phải sắp xếp lại câu vì bị đảo ngữ, đảo cấu trúc câu.

Sau khi đã quen mắt với cách phân chia này, chúng ta tiếp tục đặt ra một số câu hỏi (chủ yếu là về ngữ pháp và cấu trúc câu, để tìm cách hiểu hơn đoạn văn. Đây là bước phẫu thuật chuyên sâu cho một bài đọc:

Các bạn có thể đối chiếu với phần giải đáp dưới đây, xem mình nhận định có đúng không, có cần điều chỉnh gì hay không?  

Đến đây, chúng ta vẫn chưa hề đụng đến từ điển, nhưng những gì chúng ta khai thác được từ 5 câu nho nhỏ trong bài đọc này rõ ràng là quá phong phú đúng không? Sau khi đã sáng tỏ vấn đề ngữ pháp, giờ đã đến lúc nghĩ tới việc nhờ TỪ ĐIỂN hỗ trợ. Lúc này, nhờ việc phân tích trước mà các tình huống câu đã được chúng ta làm rõ kha khá, việc lắp nghĩa của từ vào đoạn văn ra chừng có giá trị hơn nhiều.

Liệu pháp 4: Từ điển có chọn lọc

Ở đây chúng ta còn 2 cụm từ đặc biệt bôi xanh dương chưa nghiên cứu. Hai cụm từ này nếu tra cứu google nguyên cả cụm: au fil de và sans pour autant thì các bạn đều sẽ tìm được nghĩa, lưu ý là đọc nghĩa từ trang từ điển tiếng Pháp thì chính xác hơn. Chứ không phải tra chữ fil và chữ autant trong từ điển. Au fil de là xuyên suốt, ta có fil là sợi chỉ, sợi dây, nó luồn lách qua mặt vải thì nghĩa bóng là chỉ sợi dây thời gian xuyên suốt qua các thế hệ. Tiếp theo, sans pour autant de là việc gì đó được mong chờ nhưng chưa thực sự được kiểm chứng là có xảy ra hay không, có đúng là thật hay không.

S’affirmer: tự khẳng định mình. Câu cuối có nghĩa là: phụ nữ tự khẳng định mình ở gia đình và trong lĩnh vực chính trị.

Không nhất thiết từ tiếng Pháp nào xuất hiện trong bài thì bạn cũng cần biết nghĩa, trong bài đọc này chúng ta có 2 tính từ không thực sự quá phổ biến là fresque và mièvre (ở dạng giống cái). Vì vậy, các bạn có thể học thêm hoặc không là tuỳ. Học cái cần thiết: Chọn lọc học những từ có thể tái áp dụng cho bài viết, bài nói hoặc khả năng cao là gặp lại trong các bài đọc khác.

Liệu pháp 5: Bài đọc hiểu dùng để luyện phát âm

Sau khi đã hiểu được nghĩa của bài, việc tiếp theo mà chúng ta cần làm là đọc đi đọc lại nhiều lần bài đọc. Không chỉ đọc thầm mà mình khuyến khích các bạn nên đọc thành tiếng. Việc đọc thành tiếng nhiều lần sẽ giúp các bạn nhớ từ vựng rất nhanh. Ngoài ra, các cấu trúc được lặp đi lặp lại nhiều lần giúp các bạn có ấn tượng hơn với nó.

Giả sử như có một đứa mà bạn ghét cứ gọi điện cho bạn liên tục, nhắn tin cho bạn liên tục, đi đâu cũng thấy nó lảng vảng xung quanh thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? À chắc chắn là thấy phiền, mà thấy phiền tức là sự hiện diện của kẻ đáng ghét kia cứ lảng vảng trong tâm trí bạn. Có thể một ngày, hai ngày…

Tương tự, một cấu trúc khó, một câu tiếng Pháp loằng ngoằng, nếu bạn tạo điều kiện để cho nó được xuất hiện trong đầu bạn nhiều hơn một lần, khả năng cao là sau này có mất trí nhớ quên hết gia đình người thân thì vẫn còn lọt lại cái “cấu trúc quái quỷ đó”.

Chưa hết, hãy tách nhỏ bài văn ra thành các nhóm từ có cùng cách phát âm. Điều này sẽ giúp cho bạn dần dần hoàn thiện được kĩ năng phát âm. Dưới đây, mình minh hoạ cho các bạn một vài nhóm có cùng cách phát âm (được đánh dấu cùng màu).

Ban đầu, hãy lọc ra từng nhóm một và chỉ đọc những từ đó mà thôi. Tiếp theo hãy đọc cả bài nhưng nhấn vào những từ có cùng nhóm phát âm. Lấy ví dụ là bài đọc này: lần 1 bạn đọc cả bài kèm nhấm âm [a], lần 2 đọc cả bài nhấn âm [ê]… Cứ như vậy cho đến lần cuối cùng đọc lại, khả năng cao là bạn đã nhớ được hết các âm.

Hình minh hoạ dưới đây chỉ có cho bạn 3 âm. Các bạn có thể tiếp tục dùng bút highlight hoặc edit đoạn văn trên word để có một bài đọc nhiều màu sắc hoàn thiện. Thay vì cứ đọc tới từ nào là phải giở phiên âm ra tới đó thì bây giờ, kỹ năng tô màu âm tiết giúp các bạn đọc nhanh và nhớ nhanh hơn rất nhiều lần. Nếu gặp từ mới, hãy thử dò xem nó có âm nào giống với một từ mà ta đã biết, đã đánh dấu màu trước đó hay không?

Và cứ đọc đi đọc lại thì bạn sẽ hiểu kĩ bài hơn. Lần sau có gặp từ nào đó như au fil de thì các bạn sẽ nhớ ngay tới au fil des générations và nhớ ra nghĩa là xuyên suốt…

Hết

Từ bài mẫu này, nếu thực hành thường xuyên thì các bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Chỉ cần những đoạn văn ngắn như thế này thôi. Các bạn có thể tải bản pdf ở đây để lưu lại trong máy tính, điện thoại, hoặc in ra và học theo.

Những bài đọc kèm hướng dẫn phân tích như thế này, mình đã chọn lọc ra và sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó để các bạn luyện tập trong cuốn HỌC ĐI THÔI – Đọc hiểu Tiếng Pháp, (bản trích xem trước). Lưu ý, sách là bản mềm, file pdf. Kèm theo đó là phần hướng dẫn từ vựng cơ bản, phần phân tích chức năng ngữ pháp đầy đủ cho trình độ cơ bản A1 A2 tới B1 B2. Các bạn có thể đặt mua sách qua các cách dưới đây:

Email: hocdithoi2017@gmail.com

Zalo/viber: 0947 2299 21

Instagram: @vitirouge

Facebook page: Nước Pháp – Tình yêu của tôi

Thông tin thêm về 3 phiên bản của cuốn HỌC ĐI THÔI Đọc hiểu

  • Giá sách là 120 000 đồng bản full (dày 240 trang)
  • Giá sách là 50 000 đồng bản cơ bản A1 A2: dày khoảng 160 trang (gồm đầy đủ khoảng 300 từ vựng – ngữ pháp cơ bản – bài đọc cho trình độ cơ bản)
  • Giá sách là 80 000 đồng bản B1 B2 (có khoảng 200 từ, lược bớt phần cơ bản – đầy đủ ngữ pháp – bài đọc cho trình độ nâng cao).

Leave a Reply