Thời trẻ con, ai trong chúng ta cũng thích được nghe bố, mẹ, anh, chị thủ thỉ kể truyện trước khi ngủ. Cũng có giai […]
Đọc tiếpCategory: Review sách
Kho ghi chép về các tác giả, các cuốn sách đã đọc
Tại sao không tái bản sách của Orhan Pamuk?
Orhan Pamuk là một minh chứng, văn chương Nobel có thể tiếp cận với phần đông công chúng, có thể cuốn hút như non-fiction, cũng có thể ở mức hardcore nhưng không gây ngán ngẩm. Trải nghiệm đọc Tên tôi là Đỏ là một trải nghiệm đọc tiểu thuyết rất khó quên.
Đọc tiếpNhững bài hát để luyện tiếng Pháp vỡ lòng
Nhạc Pháp hiện đại có thể là những tuyên ngôn mạnh mẽ. Cách truyền tải sinh động, nhưng thông điệp trực quan và đanh thép.
Đọc tiếpNuôi giấc mơ du học qua những cuốn sách, tại sao không?
Cảm thấy thật may mắn vì mình được tiếp xúc với sách vở khá sớm. Lúc nhỏ, từ khi mới bì bõm đọc được chút […]
Đọc tiếpNăm 2022 đã tới
Chào bạn, Cuối cùng năm 2021 đã kết thúc. Chắc ai cũng mừng vì nó kết thúc. Một năm mà hết một phần hai thời […]
Đọc tiếpReview sách tháng 7/2021
Review này gồm tổng hợp nhiều sách mình đọc trong khoảng 1 năm trở lại đây. Vấn đề mình muốn chia sẻ trong một review […]
Đọc tiếpChùm sách của Modiano, nhà văn và hoạ sĩ riêng của Paris
Tôi biết đến ông như biết về một danh nhân đương thời người Pháp. Và cảm giác, khi bạn cầm cuốn sách lên, tự nói với mình hay ai đó bên cạnh rằng: «Tôi biết ông tác giả này!». Kể ra nó cũng sương sướng trong bụng một chút, và tác phẩm tự dưng đến gần ta hơn chút nữa. Modiano ông được nhắc tới như một danh họa, một nhạc sĩ của Paris và chỉ riêng Paris mà thôi. Ông là người viết về kí ức, về sự lu mờ lẫn sự tái xuất. Về những điều đang còn và những điều đã mất của Paris.
Đọc tiếpReview sách: Nào mình cùng đạp xe đến Paris
Thứ nhất, ngay từ tiêu đề, bạn đã hình dung ra phần nào nội dung của cuốn sách. Đây đúng là một chuyến hành trình, bằng xe đạp từ miền Nam ra miền Bắc của Việt Nam, sau đó vượt qua những con đường xuyên biên giới Trung Quốc, các nước Liên Xô cũ và một vài nước khác ở châu Âu để cuối cùng là đặt chân tới Paris hoa lệ.
Đọc tiếpReview sách “Thiên tài bên trái/ Kẻ điên bên phải”, hiểu cho những người xuất chúng phải chịu cô đơn
Bài này, mình thấy cần phải viết ra cho những người làm Giáo dục Sáng tạo. Và thực sự mong họ quan tâm hơn tới […]
Đọc tiếpReview 5 cuốn sách về chuyện học và chuyện nhà giàu
Nhiều vấn đề trong giáo dục được nói tới trong cuốn sách này, cả xu hướng giáo dục khai phóng. Mở ra hướng phát triển cho những đứa trẻ có tiềm năng. Nhưng nếu câu hỏi về phương pháp đã được đào xới và bàn luận lại, thì vẫn còn đó một vấn đề khác là ngân sách để thay đổi. Đó sẽ là một cuộc cách mạng giáo dục với toàn xã hội hay là một cuộc cách mạng trong quy mô nhỏ, của những ông bố bà mẹ thức thời, có đủ thời gian để vừa kiếm tiền vừa dạy con học, vừa cho con được giao du với thế giới.
Đọc tiếpNhững việc bạn phải làm sau khi đọc đề viết DELF và DALF
Phân tích đề gồm: xác định các từ khoá chính trong bài. Tìm ra được mối quan hệ giữa các từ khoá. Trong đa số các đề viết DELF B2 và DALF C1, các bạn sẽ chủ yếu gặp bài nghị luận dưới dạng viết thư, vậy thì đầu tiên là tìm ra hai đối tượng gửi thư và viết thư là ai trước. Không phải lúc nào cũng nhìn là thấy đâu các bạn. Cũng gian nan muôn phần đấy!
Đọc tiếpReview sách của Trang “Tuổi 20: TÔI đã sống như một bông hoa dại”
Có một thời gian, người ta cứ nói đi nói lại chuyện người trẻ Việt Nam dốt Sử, thờ ơ với Thời sự và chẳng biết gì về Chính trị. Nhưng Trang làm tôi thấy vui, vì bạn ấy trưởng thành, bạn ấy nói về chính đời sống của giới trẻ bây giờ, công việc, với những hào nhoáng bên ngoài và sự vô hồn bên trong, bạn ấy nói về những áp lực, bạn ấy nói về những ước mơ khác. Và đó là điều khiến tôi thấy văn của Trang chân thật. Người trẻ mà tôi đã gặp đã biết, đã tiếp xúc, đã nói chuyện, có không ít người chỉn chu và trưởng thành trong suy nghĩ, họ biết nhìn nhận, họ biết đánh giá. Họ không phải là những “giá áo túi gương” bị gắn mác như trên.
Đọc tiếpPhẩm cách quốc gia hay cách giữ căn tính của nước mình
Đọc cuốn sách này hơi nhiễu một chút vì lượng thông tin khá nhiều, tác giả là một nhà toán học, hệ thống chương mục có cái gì đó hơi khác logic văn thông thường. Mặc dù cực kì hệ thống nhưng không phải đọc cái là bắt nhịp được ngay. Nhiều khi đọc xong một chương lại phải tự hỏi: Ủa chương trước vừa nói cái gì mà ổng nhắc lại hay có cái gì rối rối ở đây (đại loại là khó follow hết ý tưởng nếu đọc một lần).
Đọc tiếpNgười Paris có cách sống của Paris
Phụ nữ Paris, về cơ bản, không có nhiều sự nữ tính. Họ bị ám ảnh bởi sự tự do, ý chí độc lập và ước mơ cháy bỏng được sống đúng với bản thể của mình. Thế nên, cũng có thể nói rằng, họ hơi nam tính cả bề ngoài lẫn tính cách. Điều đó có nghĩa là, họ từ chối mọi đặc quyền mới được trao, họ không sống như một công chức, một nhân viên văn phòng, họ không sống như một nhà hoạt động chính trị, họ cũng không sống như một người mẹ – theo định nghĩa thông thường của xã hội.
Đọc tiếpNhững cuốn sách gọn nhẹ cho tháng 1
Bắt đầu một năm mới với đủ ăn, ngủ nghỉ, chơi, học, làm việc. Hi vọng là các bạn sẽ thích list sách gọn – nhẹ mà có ích này. Chúc các bạn một năm mới, bồi đắp thêm cho tâm hồn và trí tuệ bên cạnh việc đẹp và tự tin hơn cả bề ngoài. Chúc các bạn hạnh phúc, vui vẻ và có nhiều trải nghiệm sống hơn. Một năm 2019 đầy ý nghĩa.
Đọc tiếpDỮ LIỆU LỚN : Người khổng lồ hết vô dụng
Nếu chưa từng một lần google về BIG DATA thì màn dạo đầu này thực sự thực sự toàn những sự kiện gây sửng sốt. Wow, trong khi tôi còn ngồi chờ xếp hàng ở bệnh viện để thăm khám sức vì dạo này ho hen miết, ở đâu đó, (chắc là nước Mỹ), người ta đã triển khai một dịch vụ y tế 4.0, có thể tự động dự báo tình hình sức khoẻ trước khi người dùng đến trước cổng bệnh viện. Trong khi tôi còn đang google map đường từ nhà ra siêu thị thì một nhóm chuyên viên nào đó đã thực hiện được một chiến dịch giải cứu bằng cách nhờ dữ liệu để vẽ bản đồ. Wow, toàn những chuyện… như phim!
Đọc tiếp