bai-doc-B2-C1-giao-duc-nghe-thuat-tren-the-gioi

Delf B2, Dalf C1 : Giáo dục nghệ thuật trên thế giới – nội dung đọc hiểu và nghe nói tham khảo

Đôi dòng về tác giả:

Anne Bamford – nữ Giáo sư, Hiệu trưởng trường Nghệ thuật Wimbledon, thuộc Đại học Luân Đôn, Anh

Bà là Giám đốc Dự án The Engine Room.

Bản gốc bằng tiếng Pháp – được dịch sang tiếng Pháp bởi dịch giả Yves Goujon

Tư liệu phân tích về Giảng dạy Nghệ thuật được dịch ra tiếng Việt nhằm mục đích giúp các bạn đang ôn luyện Delf B2 và Dalf C1 có thêm nguồn tham khảo về những nội dung văn hoá – nghệ thuật thường được đề cập trong đề thi mà có thể, những nội dung này lại khá hạn chế đối tượng tiếp cận và khó đối với những bạn không thuộc khối ngành Xã hội & Nhân văn, khiến các bạn có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và khai thác vấn đề.

Tài liệu này không dịch ra với mục đích thương mại, không nhằm mục đích làm sai lệch thông tin trong tư liệu gốc. Vui lòng không đăng tải lại ở các website hoặc tài liệu hay các hình thức khai thác nội dung khác.

Để ôn luyện thêm phần Đọc hiểu cho B2 với yêu cầu vốn từ vựng trải dài trên nhiều chủ điểm khác nhau và bài đọc thường có một số khúc mắc về ngữ pháp cần được làm rõ chi tiết, các bạn có thể tham khảo và đặt mua cuốn Học đi thôi – Đọc hiểu, bản mềm pdf (zalo: 0947 2299 21).

Nguyên bản tiếng Pháp được tra cứu tại: Journals. Openedition.

Trong hai năm 2004-2005, UNESCO hợp tác với Hội đồng Nghệ Thuật của Úc và IFACCA (Liên đoàn Các hội đồng nghệ thuật và Văn phòng Văn hoá quốc tế) đã yêu cầu một nghiên cứu để xác định tác động (nếu có) của các nội dung giáo dục về nghệ thuật trong chương trình giáo dục cho trẻ em và giới trẻ trên thế giới.

Mục tiêu của Nghiên cứu (NC) này là xác định đường hướng cơ bản về tình hình giáo dục nghệ thuật trên thế giới. Kết quả của NC này chỉ ra rằng nghệ thuật (NT) góp phần rất lớn vào việc giáo dục trẻ em và thực tế NT có tác động lên kết quả học tập, tinh thần, thái độ với trường học và với việc định hình lại việc học của trẻ. Tuy nhiên, giáo dục NT ở mỗi nước lại được định hình tương đối khác biệt.

Bài báo này phân tích cửa ngõ và sự phổ biến các hình thức và chính sách giáo dục NT trên thế giới cũng như nhấn mạnh về tầm quan trọng của chất lượng (về tác động tổng thể) trong giáo dục NT. Đặc biệt, bản phân tích này sẽ tập trung vào tính đặc thù của việc giảng dạy NT, về tổ chức, về điều kiện triển khai có thể quyết định tới chất lượng thành quả về sau.

Định nghĩa và mục tiêu đa dạng của Giáo dục Nghệ thuật

Việc chọn những mặc định/ cliché « mang tính nhất thời » của tình hình giáo dục nghệ thuật toàn cầu trong một giai đoạn nhất định, giáo viên và những nhà hoạt động chính sách có thể tiếp cận với những nguồn kinh nghiệm về khuôn khổ tổ chức và các tác nhân có thể điều tiết hoặc hệ thống hoá lại việc giảng dạy nghệ thuật.

Để bắt đầu, chúng ta hãy đề cập trước hết về những trở ngại trong cách tiếp cận này. Tất cả các nghiên cứu trong lĩnh vực NT đều khá khó khăn. Việc dẫn dắt và tổ chức nghiên cứu này trước hết là gặp trở ngại về phương pháp. Một mặt, nghiên cứu đòi hỏi phải sử dụng những định nghĩa và quy định khá cụ thể của nghệ thuật để thu thập thông tin trên diện rộng, nội dung và tác động của các chương trình khác nhau.

Mặt khác, những định nghĩa này rõ ràng khá là hẹp cho việc trình bày được toàn bộ những tác động rộng mở của các chương trình này.

Theo nghĩa thông thường, giáo dục NT có thể được định nghĩa là tập hợp các hoạt động hướng tới việc truyền tải di sản văn hoá cho người trẻ và giúp họ hiểu cũng như tạo ra ngôn ngữ NT riêng của họ. Nội dung của việc giảng dạy NT thì đa dạng và liên hệ với hoàn cảnh đặc biệt ở mỗi nước; tuy nhiên, việc giảng dạy gồm các yếu tố chung ở các quốc gia. Các thành phần chung bao gồm âm nhạc, tranh, hội hoạ, thủ công, tuy nói về thủ công sẽ gồm những nội dung khác nhau.

Truyền thông đa phương tiện mới và sinh sau đẻ muộn như điện ảnh, nhiếp ảnh, nghiên cứu truyền thông đa phương tiện, tạo hình và nghệ thuật có can thiệp máy tính điện tử dần đã trở thành một hoạt động giáo dục NT tại một số nước phát triển.

Tại những nước đang phát triển, định nghĩa về NT khá rộng và định nghĩa này mô tả cả nhận thức văn hoá cũng như kiến thức nền tảng vững chắc về các truyền thống cũng như cách sống. Ví dụ, ở Barbade, nhảy và hát dân gian như landship, stilt-walking, tukbands cũng thuộc nội dung giáo dục NT, trong khi ở Senegal, nghệ thuật cắm hoa, số đếm, batik, gốm sứ, kể chuyện dân gian, thời trang, cắt tóc, chế tạo phụ kiện quần áo và may mặc đều thuộc chương trình giáo dục NT.

Thuật ngữ bằng tiếng Namibia « ngoma » cũng chỉ ra rằng hành vi NT có một tầm ảnh hưởng lẫn chức năng rộng hơn bản thân NT. NT chuẩn bị cho mỗi cá nhân và cộng đồng trước việc lao động, dù đó là lao động đơn giản hay chuyên sâu, nó đều mang tới sự khai sáng về tinh thần và khai sáng giáo dục. Thuật ngữ « ngoma » chỉ ra rằng NT là một phần cấu thành của xã hội.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy một xu hướng mang tính đóng khung lại các định nghĩa và giới hạn chặt chẽ hơn về giáo dục NT khiến cho sự nhân rộng các hình thức và ý nghĩa của NT không được công nhận. Ví dụ, hãy tưởng tượng về một hội thảo quốc tế về may mặc, sản xuất các đồ dệt, « ngoma » hay tukbands v.v…

Khi nói về giáo dục NT, xu hướng tạo ra những định nghĩa mang tính toàn cầu của giáo dục NT đã dẫn tới một sự sắp xếp ngầm mặc dù có thể không có chủ đích. Kết quả của sự cạnh tranh này là : trong số các bộ môn NT ở trên thế giới, nghệ thuật thị giác và âm nhạc có xu hướng được ưu tiên hơn kịch sân khấu, khiêu vũ hoặc các hình thức đang ít được các nhà làm chính sách chú ý.

Tình hình chung của giáo dục NT trên thế giới dường như ít thay đổi sau nhiều năm : những mục tiêu văn hoá xã hội và đạo đức là lí lẽ chứng minh chính được đào sâu cho việc giáo dục NT. Song song với đó, khi các giáo sư giảng dạy NT đang dành được sự công nhận ở Châu Á, thì chúng ta cũng thấy nổi bật ý định xác minh lại chi tiết hơn các mục tiêu tâm linh gắn liền với giáo dục NT.

Ví dụ, ở Ấn Độ, người ta ghi nhận mong muốn được công nhận các lợi ích cho cơ thể và linh hồn của các hình thức nghệ thuật như thiền và yoga. Cũng vậy, tại Malaisia hay Bhutan, chúng ta cũng ghi nhận một sự quan tâm đặc biệt với sự hoà hợp sinh ra trong quá trình thực hành NT. Từ đó, dẫn tới các nghiên cứu về lợi ích của giáo dục NT như: góp phần giúp trẻ hạnh phúc và bộc lộ tài năng toàn diện.

Mối quan hệ giữa giáo dục NT với các nguyên tắc nền tảng bí truyền cũng tồn tại ở các nước Nam Mỹ và vùng Caribé nơi mà không chỉ các lợi ích bên trong và liên quan tới trị liệu được đề cập, người ta còn xác nhận khả năng phát triển nhận thức công dân cũng như lan truyền ý nghĩa về mối ràng buộc trong một cộng đồng hay xã hội dân chủ thông qua giáo dục NT. Tại nhiều nước Hồi giáo Phi ChâuTrung Đông, còn có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa đời sống tôn giáo của quốc gia và sự đóng góp của một vài hình thức NT với sự xây dựng, duy trì và phát triển đời sống tâm linh.

Từ giữa những năm 1950, những bản văn chính thức về giáo dục NT nhấn mạnh tới tính sáng tạo NT nơi trẻ em. Nhưng không phải chỉ có vậy, tại nhiều nước, tính sáng tạo không phải là lí do duy nhất để đưa NT vào chương trình giáo dục. Mục đích xây dựng cá nhân và bản sắc văn hoá cho trẻ cũng quan trọng không kém.

Di sản văn hoá và giáo dục Nghệ thuật

Có một cuộc tranh luận lớn về vị trí của giáo dục văn hoá trong giáo dục NT. Ở Bắc Âu, văn hoá là khái niệm « nòng cốt » có một ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục NT. NT được hình dung cụ thể như một công cụ ảnh hưởng tới sự phát triển văn hoá cho trẻ. Cũng có một cuộc tranh luận khác trên thế giới về yếu tố văn hoá thường được truyền tải qua giáo dục NT mà ở đây hiểu là sự đa dạng về văn hoá hay sự bảo tồn di sản văn hoá. Câu hỏi đặt ra là :

Văn hoá nòng cốt có công nhận đa dạng văn hoá hay không và có cổ vũ việc tham gia cũng như cam kết với NT mạnh mẽ hơn hay không?

Nghiên cứu về di sản văn hoá là trọng tâm cốt lõi của nhiều chương trình giáo dục NT ở nhiều nước, mà thậm chí, vai trò của giáo dục NT trong việc xây dựng nền tảng văn hoá có thể có thể ít rõ ràng hơn: liệu rằng nghiên cứu về di sản văn hoá có đóng vai trò chủ động trong việc phát triển văn hoá hay nó chỉ truyền tải quá trình hình thành của một câu chuyện văn hoá nổi trội?

Chúng ta có thể thấy mối quan hệ mật thiết giữa các bộ môn nghệ thuật, giáo dục văn hoá tại các nước châu Âu và mối liên hệ đó càng rõ ràng hơn ở các nhà nước ra đời được khoảng từ vài trăm đến khoảng 150 năm nay. Những nhà nghiên cứu chỉ ra rằng:

Quá trình xây dựng quốc gia tại các nhà nước mới này thường gắn liền với một nỗ lực có ý thức để xây dựng một nền văn hoá đỉnh cao .  

(theo Gellner 1981)

Bên lề cuộc tranh luận văn hoá, mối liên hệ mật thiết giữa di sản văn hoá và NT có thể gián tiếp dẫn tới sự mở rộng những định nghĩa và nội dung của việc giảng dạy NT. Ví dụ, ở Đan Mạch, người ta tự hỏi : Liệu rằng may mặc, bếp núc và nghề gỗ có nên đưa được đưa vào chương trình giáo dục NT hay không? Tương tự như vậy, người ta cũng có thể lập luận rằng thể thao cũng nên được xếp cạnh NT dưới trướng cờ giáo dục văn hoá và cuộc tranh luận có thể cứ vậy tiếp diễn vì rất nhiều hoạt động mang tính văn hoá có thể được bàn thảo để đưa vào giáo dục cũng như sự phản ảnh đặc tính cá nhân và cộng đồng một quốc gia nơi các hoạt động đó.

Ví dụ, ở Fidji, vì sự chuyển động và thực hành nghệ thuật có sự kết nối mạnh mẽ nên thể thao thuộc phạm trù giáo dục NT, còn tính chất giáo dục về văn hoá thì được hiểu ngầm. Nhưng chính vì điều này mà cũng đặt ra các vấn đề với giáo viên NT ở Fidji là họ sợ rằng hoạt động thể thao sẽ lấn át các hình thức thể hiện nghệ thuật sáng tạo khác.

Sự hiện diện hoặc vắng mặt của văn học và phổ cập giáo dục ở một số chương trình giáo dục nghệ thuật cũng khá phổ biến ở nhiều nước. Nhiều nước đã đưa các lớp học viết và văn chương vào NT theo chính sách quốc gia nhưng các hoạt động này lại không nhất thiết phải được giảng dạy dưới danh nghĩa là « giáo dục NT ».

Nếu tại nhiều quốc gia, người ta cho rằng thi ca và viễn tưởng thuộc di sản văn hoá thì trên thực tế, mối liên hệ của hai phạm trù này với nghệ thuật khá đa dạng. Ví dụ khác, ở Ai-len, người ta coi thi ca là một hình thức truyền miệng những truyện kể và gần như là một phần không thể thiếu trong giáo dục NT cho trẻ tại nước này. Cũng vậy, tại nhiều nước châu Phi và trong khu vực Thái Bình Dương, các truyền thống truyền miệng như hát và kể chuyện là cốt lõi chính của các trải nghiệm NT nơi người trẻ và trẻ nhỏ.

Trong bối cảnh toàn cầu, giáo dục NT rất gần với những hình thức hoạt động văn nghệ nghệ thuật. Rõ ràng, ở quy mô toàn cầu và quy mô địa phương thì vẫn có những hiểu biết của cha ông được tích luỹ gần như chỉ thông qua các hình thức nghệ thuật.

Trong nghiên cứu này, có một nước đã nhắc tới vai trò đặc biệt của các bảo tàng và phê bình nghệ thuật trong chương trình giáo dục của họ nhưng chúng ta có thể mô tả ngắn về ý tưởng này, đó chính tạo ra một hệ thống toàn bộ hội hoạ, tranh, âm nhạc v.v… Cũng vậy, với ví dụ của Cộng hoà Slovakia, đạo đức hay những nội dung đặc biệt được đề cập trong chương trình học, chúng ta hoàn toàn có thể hình dung: những khía cạnh này cũng xuất hiện trong chương trình giảng dạy về NT ở các nước khác.

Tải về Bản dịch đầy đủ tài liệu tham khảo Dalf C1. Delf B2. Đọc hiểu dưới dạng song ngữ Pháp Việt, đã hiệu chỉnh và biên tập hoàn thiện.

Nếu cảm thấy tài liệu dịch song ngữ này có giúp ích cho việc ôn thi B2, C1 của các bạn, thì các bạn có thể donate một chút nhỏ để duy trì hosting cho blog qua ví momo: 0947.2299.21. Cám ơn các bạn đã đọc và ủng hộ những bài dịch này.

Leave a Reply