sach-orhan-pamuk-cho-tai-ban

Tại sao không tái bản sách của Orhan Pamuk?

Thay vì hỏi một câu hỏi trực diện, hay đặt một câu hỏi khác để phía Nhà xuất bản và bên phát hành cân nhắc lại câu chuyện lượng độc giả: Orhan Pamuk có phải tác giả yêu thích của nhiều độc giả Việt Nam?

Orhan Pamuk là ai?

Nếu đã thấy tên ông ở nhà sách và nhìn bìa thôi, cũng có thể đoán đoán ông là ai vì thường sẽ có một chi tiết trên bìa khá rõ nét, người viết về thế giới Hồi giáo, về kiến trúc, lịch sử, thân phận của những con người nghèo sống giữa những biến động chính trị.

Orhan Pamuk là một minh chứng, văn chương Nobel có thể tiếp cận với phần đông công chúng, có thể cuốn hút như non-fiction, cũng có thể ở mức hardcore nhưng không gây ngán ngẩm. Trải nghiệm đọc Tên tôi là Đỏ là một trải nghiệm đọc tiểu thuyết rất khó quên. Với một phép ẩn dụ dùng tái đi tái lại và cách che giấu thân phận nhân vật một cách rối rắm (có thể đến mức dài dòng) làm cho người đọc phát nản. Nhưng không thể chê kết cục của câu chuyện, dù nó là kết hạnh phúc hay là kết buồn.

Dễ đọc hơn của Orhan Pamuk là cuốn Những màu khác. Ông kể gì trong đó? Ông kể về thành phố đổ nát, kể về những ngày đưa con gái ra biển dạo chơi và nó không muốn đi học. Những màu khác là cảm giác được vùi mình trong những thói quen hằng ngày, thả lỏng, thư thái, nghe tiếng lòng của một người bố có con nhỏ và tự dưng thấy mọi tâm sự của mình được thả lỏng.

Cuốn sách như tuyên ngôn rõ ràng nhất về lối viết và đề tài của Orhan Pamuk là Istanbul – Hồi ức về thành phố, thay vì phải ẩn ẩn đoán đoán như Tên tôi là Đỏ (không gợi bất kì chi tiết cao trào hay biểu tượng gì cho nội dung truyện, hoặc là Đỏ chính là máu và chiến tranh).

Thời điểm ông được giải Nobel văn học và được ra mắt một vài bản dịch đầu tiên ở Việt Nam, những cái tên chuyên về dã sử châu Âu khác như Dan Brown cũng rất được mến chuộng. Và các đầu sách như Thế giới phẳng, Lexus và cây Ôliu cũng rất được sinh viên kinh tế đón đọc. Tại sao nói về Nobel văn chương lại lấy một tác giả được giải thưởng báo chí ra đối chứng? Vì phần lớn, những cuốn tiểu thuyết của O.P đều có hàm lượng kiến thức, văn hóa bản địa cực kì sâu và rộng, làm cho nó khó tiếp cận đối với những độc giả sống quá xa nền văn hóa Thổ như chúng ta. Khi mà nhắc tới Istanbul không biết quá nhiều hơn một cái Mosque.

Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ, móc nối của Trung Đông và châu Âu

Nhưng Hồi giáo, Thập tự chinh, Ottoman, khi đi sâu vào tìm hiểu văn hóa châu Âu, Tây Ban Nha đương đại thì không thể bỏ qua nó. Istanbul và Thổ Nhĩ Kì vẫn có một sức hút mãnh liệt. Nói tới cà-phê cũng phải nói tới Thổ, nước có văn hóa cà-phê lâu đời nhất thế giới.

hdr

Khi mà Cappadocia càng ngày càng được nhiều người Việt biết tới. Thổ trở thành một trong những cung đường khám phá li kì và thú vị hơn, không lẽ nhu cầu khám phá vùng đất này lại vì thế mà giảm đi? Tìm đầu sách về Istanbul và Thổ Nhĩ Kỳ gần như là không thấy. Một cuốn sách chung chung như Con đường Hồi giáo thì không đủ thỏa. Một cuốn sách thuần về du kí, phóng sự dù có chiều sâu như của nhà báo Đỗ Doãng Hoàng hay còn một nhà báo khác mình không nhớ tên nhưng một lần ghé qua nhà sách Thăng Long ở Bình Thạnh thì có nhìn thấy. Tuy nhiên, cũng như việc, đọc về Hà Nội cứ tìm người Hà Nội viết, muốn hiểu Sài Gòn cứ tìm văn người Sài Gòn đọc. Vậy, muốn đọc Thổ Nhĩ Kỳ nên tìm một người nước ngoài có tầm quan kỹ lưỡng hay đọc tự sự bút kí của một thị dân bản địa?

Tất cả những cuốn hay nhất về Thổ, có lẽ, tới thời điểm hiện tại, mà người Việt hay thế giới được tiếp cận sâu nhất đều là qua Orhan Pamuk. Ở mức độ phổ cập nhưng không đến mức quá thường. Thì ông cũng đã được Nobel chứng nhận chẳng nhẽ phải chày cối thêm là có ai hiểu và nói về Thổ hay hơn ông? (Xét trong khả năng tiếp cận gần nhất của cộng đồng Độc giả Việt).

“Cuốn sách lưu lại những ghi chép của tôi trước khi cho ra đời những cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh”

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là TÊN TÔI LÀ ĐỎ, một trong các cuốn còn dễ tìm mua, không phải là một cuốn sách quá dễ tiếp cận, nó khá nặng đô. Vì vậy, những cuốn được pha loãng, gia giảm và mang hơi thở đời thường hơn như Istanbul và Những màu khác dễ tiếp cận độc giả hơn. Thời điểm xuất bản hai cuốn này mình không ở Việt Nam và thời điểm đó, mới đọc được Tên Tôi Là Đỏ do một người bạn giới thiệu nên cũng chưa thể coi là đã thích được hết những cái đặc biệt trong văn phong của Orhan Pamuk. Và mình cũng có nói ở một review trước đây, bản dịch của cuốn sách này có nhiều chỗ sượng làm cho nó kém hấp dẫn. Nhưng với một làn sóng ủng hộ lớn dành cho tác giả, đặc biệt từ cuốn Những màu khác mà mình được chứng kiến trên facebook vào thời điểm sách được ra mắt, và sau khi tầm qua những bản dịch khác, thì mình muốn tìm cho đủ bộ của ông để đọc và nghiền ngẫm sâu.

Có điều, sau hai, ba năm có ý định và tìm thử trên mạng các website bán hàng mà toàn thấy báo « tạm ngừng kinh doanh » thì gần đây, mới đặt tiếp cuốn mới là XA LẠ TRONG TÔI thì mình mới thực sự đi tìm 2 cuốn kia ở các group trao đổi sách cũ. Hi vọng có người không đọc nữa, pass lại. Cũng có nhiều post đăng bán từ xưa xửa xừa xưa tầm 40,60k/ cuốn mà tất nhiên là sách quý của người dọn nhà thì nhanh hết, chứ đâu còn tới 2,3 năm sau. Giá bìa và giá bán trên các trang như tiki, vinabook (đều tạm ngừng kinh doanh) dao động trong khoảng 90-120 hay 140 (giá của 2 cuốn Những màu khác và Istanbul).

Không phải sách cổ mà là sách cũ!

Nhưng khi đi hỏi thì mình đều được nghe các mức 1tr4 cho bộ 4c và 400k cho một cuốn lẻ, giá thấp nhất mình hỏi được là 270k. Tại sao phải làm cho sách của một tác giả được quan tâm và đang được tiếp tục xuất bản các cuốn mới trở nên khan hiếm như vậy? Mà lí do là cuốn này không hay, thì không phải (có quá nhiều post tìm kiếm được trên facebook nói về 2 cuốn trên, từ page, cá nhân, lượt tương tác cũng tốt, review của 2 cuốn này nói chung là đủ để tự cuốn sách nói lên rằng nó đáng được tái bản). Năm 2019, Nhã Nam thư quán lại đăng bài nói về cuốn Istanbul nhưng nếu Nhã không định bán nữa thì đăng làm gì? Sách trên các trang bán hàng đã ngừng kinh doanh từ 2015. Mình có hỏi thì ad của Nhã Nam trả lời là chưa có kế hoạch xuất bản, nhưng chắc chắn, số người chờ và đang tìm cuốn này mình nghĩ là nhiều chứ không ít. Trong groupe của Nhã Nam cũng có một người chia sẻ lại quá trình tầm sách của Orhan Pamuk.

Orhan Pamuk đang là tác giả đương đại, trên Zing News tháng 1 năm 2022 còn có bài về ông trong tiêu đề “Nhiều tác phẩm dịch sẽ đến với độc giả Việt”. Vậy mà, đi tìm nguyên bộ của các tác giả kinh điển còn dễ hơn, như của E.M.Remarque không quá khó, dù sách của E.M.Remarque thì còn khó đọc hơn. Tầm bộ của chủ nhân Nobel khác như Patrick Modiano cũng không khó lắm, dù mỏng mỏng mà các cuốn sau cũng khá chát. Hay là những bộ thuộc dạng non-fiction như Jared Diamond… đồ sộ hơn và nặng kí hơn, Chúa nhẫn… đều tương đối dễ.

Kết

Mình chỉ mong là sách sẽ tiếp tục được tái bản để các cá nhân sưu tầm Orhan Pamuk không cảm thấy khổ sở như vậy nữa. Nếu ra bản mới mà giá 300 hay 400 thì mình vẫn thấy dễ hiểu hơn là tự dưng biết nó thành hàng hiếm như đồ hiệu sang tay mà bản thân NXB, nhà phát hành cũng không thu lợi từ việc đầu cơ sách cũ đó được. Một người đọc, hâm mộ thì hâm mộ đấy, nhưng cũng không đến mức hết tỉnh táo và tranh giành sách cũ như sách cổ vậy được.Nếu mn cũng đang chờ Istanbul và Những màu khác quay lại, xin hãy cho 1 vote ủng hộ. Đến 2NE1 còn tái hợp được, mà 2 cuốn sách lại như không có đường về 😢

Một vài người có rất nhiều review sách trên tiki để lại đánh giá, nhưng có vẻ như Nhà phát hành không định động lòng.

Review 1: Một cuốn sách đẹp từ ngoài vào trong, từ bìa đến nội dung, từ trong sách ra đến ngoài hiện thực, vừa sống động vừa âm ỉ lan toả. Orhan Pamuk khắc hoạ Istanbul như một bức tượng điêu khắc kỳ diệu, chăm chút tỉ mỉ đến từng vết xước nhỏ nhặt nhất. Lại khiến người đọc tự hỏi, phải yêu thương và gắn kết đến chừng nào, mới có thể hiểu một thành phố đến từng ngóc ngách, từng hơi thở như thế? Đọc xong chỉ muốn nhè nhẹ để cuốn sách xuống bàn, và cười khe khẽ nhìn trong tay mình tấm hộ chiếu để có thể đặt chân đến thành phố này không chút đợi chờ gì nữa. Đọc Istabul, để nung nấu quyết định rằng hẳn trong đời, chắc chắn phải một lần được đến đây, đi và cảm nhận những hàng cây, những lối rẽ, những toà nhà biết bao điều như Pamuk đã cảm nhận.

Review 2: Orhan Pamuk là tiểu thuyết gia với các tác phẩm vô cùng tuyệt vời như Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng, Tuyết, Istanbul hay Bảo tàng ngây thơ… Những màu khác cũng là một cuốn sách rất hay, hấp dẫn và sâu sắc. Điều tôi thích nhất ở Những màu khác đó là nó cung cấp cho tôi rất nhiều những câu chuyện về các nhà văn nổi tiếng thế giới, những con người vĩ đại với cuộc đời đầy sóng gió và phi thường. Tôi cũng thích cuốn sách khi nó sử dụng gam màu trầm làm trang bìa với cánh chim hải âu tự do làm trung tâm gợi tưởng tượng vô hạn.

Review 2: Tôi đã có các sách của tác giả Orhan Pamuk như Tên tôi là Đỏ, Pháo đài trắng, Tuyết, Istabul, Bảo tàng ngây thơ, vì vậy tôi đã mua ngay sách Những Màu Khác này. Đây không hẳn là một tiểu thuyết mà phải gọi là hồi kí thì đúng hơn. Ở đó, tác giả trả lòng, tâm sự về cuộc sống văn chương, về gia đình, về các nhà văn khác, … Bìa sách dùng tông màu xám có vẻ hơi u hoài. Qua tác phẩm chúng ta có thể hiểu hơn về tác giả và tâm tư của ông về nghiệp cầm bút.

Leave a Reply