Tag: ôn thi tiếng Pháp

Chuyện ở Pháp: Hồ sơ du học yêu cầu những gì?

Thư động lực:Thư động lực được dịch từ nguyên bản tiếng Pháp là lettre de motivation. Nói tới động lực thì ở đây chúng ta hiểu là việc giải thích vì sao bạn lại chọn lĩnh vực này để theo học, tại sao lại chọn ngôi trường này thay vì một cơ sở khác cũng có chương trình giảng dạy, vì sao bạn chọn Pháp để đi du học hay cụ thể là thành phố A, B, C…

Đọc tiếp

Ôn gì khi thi Delf B1? Hãy chuẩn bị vốn từ thật phong phú

Kỹ năng viết giữa B1 và A2 không thực sự khác biệt nhiều lắm. Tất nhiên, B1 thì phải khó hơn và viết nhiều chữ hơn. Nhưng cơ bản thì chỉ có vậy. Phạm vi đề bài vẫn nằm trong những phần ý tưởng và thông tin tích luỹ mà bạn có thể xoay sở được.

Đọc tiếp

Những việc bạn phải làm sau khi đọc đề viết DELF và DALF

Phân tích đề gồm: xác định các từ khoá chính trong bài. Tìm ra được mối quan hệ giữa các từ khoá. Trong đa số các đề viết DELF B2 và DALF C1, các bạn sẽ chủ yếu gặp bài nghị luận dưới dạng viết thư, vậy thì đầu tiên là tìm ra hai đối tượng gửi thư và viết thư là ai trước. Không phải lúc nào cũng nhìn là thấy đâu các bạn. Cũng gian nan muôn phần đấy!

Đọc tiếp

Vài suy nghĩ về việc học tiếng Pháp (2)

Tiếng Việt bạn phải tập từ a, b, c thì tiếng Pháp cũng thế. Cái lưỡi nó bị ảnh hưởng bởi thói quen, chứ nó không xương nên nó không cứng, cơ lưỡi chắc là lão hoá nhũn nhẽo ra thôi. Đừng quá bao biện bằng việc lớn tuổi quá rồi thì lưỡi cứng không nói được. Người trẻ cũng bị cứng lưỡi khi bị đối thủ băm bổ vào mặt đủ mọi lời lẽ, chiêu trò, hay gặp chuyện sốc (thậm chí có người sốc mà câm luôn). Có người dễ thay đổi, dễ tập thói quen mới. Nhưng cũng có người không làm được.

Đọc tiếp

Vài suy nghĩ về việc học tiếng Pháp (1)

Và bạn đừng thần thánh hoá những người giỏi ngoại ngữ, nếu bạn là người Việt, bạn nên ngưỡng mộ những người giỏi tiếng Việt hơn. Vì cùng xuất phát chung nguồn gốc, văn hoá mà khả năng tiếp cận ngôn ngữ của họ tốt hơn bạn. Còn người ta giỏi ngoại ngữ, vì người ta có điều kiện tiếp cận hơn mình thôi, bạn ghen tị thì được, nhưng đừng thần thánh hoá họ như thể làm được một điều không tưởng. À, bạn nhìn đi, trên thế giới có hàng chục triệu, hàng trăm triệu người nói được tiếng Pháp.

Đọc tiếp

Hướng dẫn ôn thi TCF (hết): trắc nghiệm ngữ pháp

Cũng như với các phần thi trước, xin nhắc lại với các bạn một lần nữa, kiến thức ngữ pháp trong đề thi TCF trải dài từ trình độ cơ bản A1 – A2 cho tới cao cấp C1 – C2. Vì vậy, bạn sẽ thấy trong đề có những câu cực kì đơn giản, nhưng không cẩn thận vẫn có thể sai, vào phòng thi vẫn có thể sai nếu không cẩn thận. Còn có những câu khó không trả lời được… thì đó là chuyện rất bình thường.

Đọc tiếp

Hướng dẫn ôn thi TCF (3): thi đọc

Thực sự thì đối với TCF – thời gian chính là thử thách lớn nhất. Nếu một bài đọc ở ngưỡng 1/3 số câu cuối trong đề Đọc, bình thường bạn phải đọc đi đọc lại vài lần, 5 phút, 10 phút rồi 15 phút đắn đo suy nghĩ mới hiểu được thì bây giờ, thời gian rút lại bằng 2 phút, 1 phút rồi 30 giây. Có những chủ đề cực kì chuyên môn như: khoa học, khảo cổ, nhân văn, tin tức thế giới, luật pháp, chính trị, chính sách, văn học.

Đọc tiếp