Tag: văn hoá Pháp

Khi Nhà thờ Đức Bà bị cháy, người ta gọi tên ông: Victor Hugo

Về thơ, thì ông cũng sánh ngang với các tên tuổi khác, ông đã là một Chateaubriand tiếp theo của nước Pháp, là người mà Beaudelaire không tiếc lời ngợi ca. Nếu tiểu thuyết của Victor Hugo là những trang sử thi đậm đặc dấu tích hiện thực, thì thơ ca của ông lại là cơn sóng mơn man, nhè nhẹ, vỗ về những tâm hồn đang yêu và cả những tâm hồn cô đơn.

Đọc tiếp

Phẩm cách quốc gia hay cách giữ căn tính của nước mình

Đọc cuốn sách này hơi nhiễu một chút vì lượng thông tin khá nhiều, tác giả là một nhà toán học, hệ thống chương mục có cái gì đó hơi khác logic văn thông thường. Mặc dù cực kì hệ thống nhưng không phải đọc cái là bắt nhịp được ngay. Nhiều khi đọc xong một chương lại phải tự hỏi: Ủa chương trước vừa nói cái gì mà ổng nhắc lại hay có cái gì rối rối ở đây (đại loại là khó follow hết ý tưởng nếu đọc một lần).

Đọc tiếp

Tôi chọn tên tiếng Pháp là Camille và kể các bạn nghe về Monet

Suốt một thời gian dài, người ta vẫn cho rằng màu sắc trong tranh Monet là hoàn toàn ngẫu hứng, không thể nào có những vạt khói, khí có màu sắc lạ như thế. Cho đến khi, các tư liệu nghiên cứu cho thấy màu sắc trên tranh của Monet là hoàn toàn đúng với thực tế. Thế mới hiểu vì sao Monet được tôn là danh họa, vì chỉ nói tới sự quan sát, ông đã tinh tường hơn người đời, thậm chí là tinh tường hơn cả thế hệ.

Đọc tiếp

Chuyện ở Pháp: Tết xa quê

Cái Tết xa quê hương, may mùa đông đi sớm, có vài cành hoa táo, hoa lê vừa chớm nở, có cây hoa nụ chi chít vàng tươi mọc đầy ở hàng rào chung cư, bạn ngắt một cành, ra chừng cũng hơi không đường hoàng cho lắm, vì ở bên Tây người ta không hay ngắt hoa bẻ cành bừa bãi. Đem hoa đem lộc về nhà, thế là bạn thấy thoang thoảng không khí Tết. Dưa hấu thì không phải mùa, nhưng cam quýt vàng vàng cũng nhiều, âu là có quả…

Đọc tiếp

Chuyện ở Pháp: ngơ ngác ngày đầu ở giảng đường

Bạn cũng không phải quá lo lắng với những bài làm 2, 3 tờ giấy… vì rất nhiều lý do: các bạn ở đây rất màu mè, thích viết lan man, thích khai triển tất tần tật những suy nghĩ của mình vào bài làm cho đúng tiêu chuẩn “tự do ngôn luận – dân chủ nơi trường đại học”, họ viết chữ to đùng đùng, thích là bắt đầu cách dòng tùm lum, viết sai thì gạch một loạt, hay đơn giản là chữ quá to… Bút xóa, bút màu không bị cấm sử dụng trong bài làm, bạn cứ tha hồ mà dùng!

Đọc tiếp

Vì sao phải là Chanel thì mới là chuẩn mực?

Xem các sao hạng A mà xem, họ kị việc mặc những bộ đồ giống nhau dù là các sự kiện khác nhau và concept phụ kiện, trang điểm khác nhau. Họ kị cả việc mặc cùng đồ của một thương hiệu nếu không phải là sự kiện ra mắt thương hiệu. Nhưng trong số những màn đụng độ đó, ở khoảnh khắc mà hai đôi giày Louboutin, hai đôi giày Jimmy Choo xinh xắn gặp nhau, “cô ấy” và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Thậm chí họ còn thấy vui vì có chung một hãng giày yêu thích. 

Đọc tiếp

Tâm sự dài: Mình đã học tiếng Pháp như thế nào?

Mình không có ý khoe khoang gì ở đây, mình biết có những người chỉ cần học 6 tháng đã có chứng chỉ B2, sang Pháp làm tới luận văn Tiến sĩ. Có nhiều người nói tiếng Pháp nhanh, chuẩn hơn mình. Có nhiều người đã dịch sách này sách kia, viết tác phẩm này tác phẩm kia bằng tiếng Pháp. Nhưng vì có những người, cần biết qua 1 lộ trình học tiếng Pháp để tham khảo cho mình cách thức bắt đầu và tiếp tục như thế nào, nên mình mới quyết định sẽ kể ở đây.

Đọc tiếp

Hãy như Gabrielle Colette: yêu mèo và sống vị tha!

Một trong những điều đặc biệt, khi mà người ta nhắc tới đời sống cá nhân của Colette, đó là nữ văn sĩ rất thích mèo. Những chú mèo cùng bà sinh trưởng trong ngôi nhà ấu thơ cho đến lúc phải chuyển nhà. Rồi sau này, về già, bà lại trở lại nơi mình đã sinh ra, sống cùng với những chú mèo đáng yêu. Sau một chặng đường dài sóng gió với ba cuộc hôn nhân, bà từng kết luận rằng : Sống với một chú mèo, thế là đủ, chẳng cần đến bóng dáng đàn ông. Colette đặc biệt yêu thương các loài vật và bà không ngần ngại thể hiện sự yêu thương đó. Bà yêu chúng đến nỗi mang chúng vào văn chương, trong tác phẩm « Cuộc đối thoại của các con vật » và « Nàng Mèo ».

Đọc tiếp

Chim sẻ nhỏ của nước Pháp

Cuộc đời của Edith là bước từ dưới đáy bần cùng của xã hội, nơi mà dù tối tăm tồi tàn – nhưng con người ta vẫn giữ được cái tình người cơ bản. Đó là những cô gái điếm đã nuôi nấng Edith thay bà nội và thương yêu cô bé còn hơn người mẹ ruột chẳng bao giờ có thể chu toàn cả hai việc : nghệ thuật và nuôi con. Sau đó, là bước lên từng bậc thang danh vọng một, từ đường phố cho đến những quán rượu lớn, rồi lớn hơn là những sân khấu nổi tiếng của nước Pháp và những chuyến lưu diễn đến tận Manhattan, New York. Bà đã bước lên đỉnh cao nhất để trở thành ngôi sao sáng của lịch sử nghệ thuật nước Pháp và thế giới.

Đọc tiếp