hoc-tieng-phap-online-hieu-qua

Sửa bài viết tiếng Pháp (6): dạng đề TỔNG HỢP tài liệu

Tổng hợp là một dạng đề vừa phổ biến vừa không. Đây là dạng bài mà bất kì bạn nào thi TCF cũng từng gặp, tuy không biết là có làm hay không. Và là một bài viết bắt buộc trong bài thi viết DALF C1.

Trước lạ sau quen, nói dễ thì tất nhiên là không, nhưng cái khó nào chỉ cần biết cách bẻ nhỏ rèn dần thì từ từ rồi sẽ chinh phục được hết. Để làm được dạng bài này, lời khuyên cho các bạn là:

-Đọc hiểu thực sự, đọc để hiểu ý, để nắm bắt ý, chứ không dịch ra hay thấy hay rồi để đó.

-Tóm lược và phân loại các luồng ý kiến.

-So sánh đối chiếu giữa các luồng ý kiến để rút ra kết luận. Lưu ý là kết luận khách quan hoặc chủ quan từ văn bản gốc, không phải là nhận xét hay ý kiến của bản thân người viết.

-Viết bài logic, mạch lạc, biết tổ chức ý kiến hợp lí.

Hiểu đúng về TỔNG HỢP VĂN BẢN

Tổng hợp là gì? Tổng hợp là hiểu tất cả các tài liệu được đọc một cách tổng quát. Tức là sau khi đọc liên tiếp nhiều tài liệu về cùng một chủ đề, bản thân người đọc hình dung ra được một logic nhất quán xuyên suốt các tài liệu mình vừa đọc và trình bày lại ý hiểu đó cho những người chưa từng đọc các tài liệu này, để giúp họ có thể nắm bắt được nội dung một cách tóm lược.

Dạng đề này thường gặp trong các bài thi DALF và bài viết TCF số 3 (dùng để kiểm tra trình độ viết C1, C2). Xét về nhu cầu học và luyện dạng đề này thì thực ra không nhiều. Việc luyện được khả năng tổng hợp tốt, mạch lạc, nhanh cũng mất rất nhiều thời gian. Trong bài sửa lần này, mình sẽ khái lược cơ bản cho các bạn nắm bắt được vấn đề và sau đó, trực tiếp đi vào ví dụ cụ thể cho các bạn quan sát nhanh nhé! Còn nếu muốn đưa ra một lời khuyên cho các bạn để làm được dạng đề này, thì mình nghĩ đó chính là đọc nhiều, viết nhiều, biết hệ thống lại bài đọc (take note) và tập tổng hợp thông tin cho mình (bằng tiếng Việt) thường xuyên. Một khi các bạn nhuần nhuyễn được phương pháp và lý thuyết rồi, thì khả năng là các bạn sẽ làm tốt.

TỔNG HỢP là một dạng đề đầy thách thức!

Tổng hợp khó ở chỗ, người viết phải hiểu một cách sâu sắc và biết hệ thống những gì mình đã đọc một cách hợp lí. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta hay nói là nói ít hiểu nhiều, nói một hiểu mười, nói nghĩa đen nhưng phải hiểu được ý nghĩa thâm thuý đằng sau thì đó chính là sự mô tả phần nào cho công việc tổng hợp.

Trường hợp thực tế giúp bạn hình dung ra được như thế nào là tổng hợp:

  • Đọc nhiều tác phẩm của cùng một tác giả, nhận ra một giọng văn, một cách kết cấu truyện, một cách xử lí tình huống.
  • Đọc nhiều tác phẩm cùng một chủ đề hoặc đọc nhiều bài báo về cùng một chủ đề, nắm bắt được toàn bộ thông tin, có khả năng truyền đạt lại thông tin đó cho những người khác.
  • Làm điều tra, phỏng vấn với nhiều đối tượng khác nhau, rút ra một bảng tổng kết xu hướng, chọn lựa, sở thích theo nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp v.v…
  • Trước khi mua một sản phẩm đắt tiền nào đó, đọc rất nhiều review để rút ra một kết luận cho bản thân rằng liệu mình có nên mua sản phẩm này hay không.

Đó là một vài trường hợp thực tế, khá gần gũi với chuyện viết bài TỔNG HỢP. Tổng hợp là một việc cần làm và phải làm thường xuyên khi chuẩn bị các đồ án, làm các bài nghiên cứu, soạn luận văn, làm hồ sơ theo chủ đề.

Lý thuyết thì rất nhiều, ví dụ cũng dễ hình dung, nhưng để làm được một bài tổng hợp trọn vẹn thì không phải dễ. Nếu đi thi có phần này, mà muốn điểm cao thì chắc chắn các bạn sẽ không chỉ cần luyện viết hay, mà còn đọc giỏi và khả năng nhanh tay lẹ mắt nữa.

Quan trọng là hiểu được sự khác biệt của việc tóm tắt một cuốn sách và tổng hợp lại nội dung của nhiều cuốn sách, trong một dung lượng bài viết tương đương nhau. Uhm, các bạn kể lại cho người ta 1 cuốn sách đó nó nói gì và kể 5 cuốn sách đó, tóm lại nói về cái gì vậy? Hai cái trong cùng một thời gian, cùng một tốc độ nói/ viết.

Đề của bài TỔNG HỢP khi nào cũng dài nhất, vì phải có trích dẫn của 2,3 văn bản để người viết phải đọc thật kĩ!

Đề bài

Bài viết tham khảo:

“De nos jours, il y a beaucoup d’études ont mentionné la question : les femmes, leurs conjoints et le ménage. La question centrale devient alors : « Qu’est-ce que la relation entre ces problèmes ? »

Selon les enquêtes récentes, le nombre d’homme aime faire le ménage moins que les femmes à déclarer faire les tâches ménagères. Cecile Svanes a indiqué que le ménage est la cause principale qui provoquer les maladies et les mauvaises influences sur la santé. L’un groupe plus d’un tiers des femmes a dit qu’elles aiment faire les tâches ménagères plus que faire l’amour et ont expliqué pourquoi les femmes préfèrent nettoyer la maison. Au contraire, l’autre groupe n’est pas totalement d’accord avec ces explications et elles se demandent que la passion pour le ménage est inné ou acquis.”

Trước tiên, mình sẽ có một bản sửa chi tiết về ngữ pháp như hình dưới đây:

Nhận xét sơ lược về bài viết

Bài viết sử dụng hơi nhiều chi tiết lặp lại từ văn bản gốc – đây là điều phải hạn chế tối đa. Nếu chỉ cần lấy từ, lấy ý rồi chép lại thì TỔNG HỢP đã dễ như ăn kẹo rồi, không phải bài cho trình độ C1, C2 nữa đúng không?

Về ngữ pháp, bài viết bị một số lỗi về xác định chủ từ và chia động từ trong câu. Nhiều bạn hỏi mình như thế nào là Ngữ pháp cơ bản và như thế nào là Ngữ pháp nâng cao? Thì câu trả lời của mình là hãy cố gắng nâng cao những thứ cơ bản. Bởi cái bạn biết chưa chắc đã đủ, cái bạn đang dùng chưa chắc đã đúng, cái bạn nhớ chưa chắc đã chính xác, cái bạn đã biết chưa chắc đã phù hợp với tình huống… Những gì mình đã nói trong chuỗi bài viết: Những lỗi thường gặp trong bài viết DELF, TCF thì gần như ai cũng mắc phải không ít thì nhiều.

Quan điểm sư phạm của mình, và có lẽ là của rất nhiều giám khảo DELF, DALF, TCF (đặc biệt khó tính nhất) là những người đặt yêu cầu tiếng Pháp chuẩn – chỉnh lên cao nhất, đây là một bài thi về quy chuẩn tiếng không phải cuộc thi sáng tác văn học! “Cơ bản vẫn là cốt lõi quan trọng nhất. Nếu bạn muốn viết theo langue de fantaisie, hãy cho chúng tôi biết nguyên tắc ngữ pháp mà bạn đã áp dụng!”

Về nội dung, bài viết này bám khá sát lý thuyết, nhưng TỔNG HỢP không phải là dạng đề câu hỏi tự luận, hỏi gì đáp nấy, đúng lý thuyết thì được 10 điểm. Từ lý thuyết ra thực tiễn còn là một con đường dài. Ở đây, người viết đã làm đúng các trình tự, tìm đối tượng, đặt câu hỏi, đưa lập luận, phân nhóm các luồng ý kiến. Tuy nhiên, ở mỗi điểm đều bị một số lỗi gãy lập luận của tổng thể bài viết.

Ở đoạn mở đầu: Có rất nhiều nghiên cứu có nhắc tới câu hỏi: đàn ông, phụ nữ, việc nhà. Như vậy câu hỏi trọng tâm sẽ là: Đâu là mối liên hệ giữa các vấn đề này? Vì sao đàn ông, phụ nữ lại trở thành vấn đề được?

Cách sửa: Chúng ta có thể định hướng lại “Tại sao phụ nữ lại làm việc nhà nhiều hơn nam giới?” hay “Việc nhà sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thể chất và tinh thần của phụ nữ?” hoặc “Đàn ông có nên chia sẻ việc nhà với phụ nữ không?”…

Một nhận xét nữa đối với bài viết này: Yếu tố tổng hợp còn tương đối mờ nhạt, thay vào đó là việc rút gọn một số câu dài thành câu ngắn. Hay mô tả lại các chi tiết có trong bài đọc. Một số ý trọng tâm vô tình bị bỏ qua. Chẳng hạn: Les femmes, elles aiment faire les tâches ménagères plus que faire l’amour => đây không phải là ý quan trọng nhất. Ý quan trọng nhất là phụ nữ coi việc làm việc nhà là một thú vui. Hay họ cảm nhận được những tác dụng thần kì của việc làm việc nhà đối với thể chất và tinh thần của họ…

Gợi ý sửa bài

Mình sẽ đưa ra một vài ý kiến có trong Document 1 và Document 2.

Doc 1: Phụ nữ có thích làm việc nhà hay không? Có khoảng 1/3 trong số phụ nữ được phỏng vấn coi làm việc nhà là một thú vui hoặc cảm nhận được những hiệu quả thần kì do việc nhà mang lại cho họ. Tuy 2/3 không đồng ý, nhưng mọi người đều không thôi thắc mắc về chuyện có phải phụ nữ vốn dĩ trời sinh đã yêu thích nội trợ hay không?

  • Việc nhà: sở thích hay nghĩa vụ?

Doc 2: Trên thực tế, khi làm việc nhà, người ta có thể phải tiếp xúc trực tiếp với các hoá chất độc hại ảnh hưởng tới bộ máy hô hấp. Khảo sát chuyên môn (đối với những người làm việc dọn dẹp nhà cửa – được thuê) và những người làm việc nhà tại gia – tại chính nhà mình cho thấy phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn, vì họ cũng là những người làm việc nhà nhiều hơn.

  • Việc nhà tiềm tàng những mối nguy cho sức khoẻ.

Leave a Reply