EQ-tri-tue-cam-xuc

Bàn về Trí tuệ xúc cảm, bản dịch từ nguyên gốc tiếng Pháp của diễn giả Bernard Flavien tại Grenoble

Bernard Flavien là một diễn giả, một nghệ sĩ hài và là một người huấn luyện phát triển cá nhân trong buổi làm việc với Trường Quản Lý Grenoble (Ecole de Management de Grenoble).

Chú thích: Tên của một số vị quản lí, vì không có tư liệu tra cứu, nên người dịch sẽ không ghi chú lại để bảo đảm không gây nhầm lẫn trong danh xưng, tên gọi.

Bản dịch mang tính tham khảo. Vui lòng không khai thác nội dung bản dịch với các mục đích khác, hoặc mục đích thương mại.

Phần 1 (đến phút 19’40): Lợi ích của Trí tuệ Xúc xảm trong một doanh nghiệp là gì ? (Đoạn dịch 20 phút đầu của bài diễn thuyết).  

Quan trọng là tôi muốn nói với các bạn điều này, Montesquieu đã gọi nó là Esprit (linh hồn), linh hồn thì mạnh hơn là tinh thần.

Để trả lời câu hỏi, chúng ta sẽ bắt đầu một cách hơi máy móc và lý thuyết một chút. Tôi sẽ giải thích cho các bạn khái niệm Trí thông minh cảm xúc đến từ đâu, đâu là nguồn gốc của nó? Bởi vì chúng ta sẽ có ở đây một cách giải thích tương đối máy móc. Tuy nhiên đằng sau đó, chúng ta sẽ có một cuộc gặp gỡ với chính mình. Điều đó cho phép chúng ta, ở giữa một thế giới đảo lộn, chúng ta được quyền có một giờ, một tiếng rưỡi, hay thêm chừng 75 phút dành cho chính mình, đối thoại với chính mình. Một cách giống như thiền. Ngày nay, có một sự thật rằng: húng ta rất ít khi dành thời gian cho bản thân mình.

Về vấn đề này, từ những năm 1990, đó là một niềm vui cho tôi khi được đồng hành cùng với nhiều vị chủ doanh nghiệp ví dụ như một ông chủ mà tôi kể tên đây, tôi đã đồng hành cùng ông ấy nhiều năm ở Trung Quốc và Brasil. Ông ấy, ở vị trí quản lí vẫn thường xuyên phát biểu rằng:

« Anh chị thân mến, nếu anh chị không dành 20 phút mỗi ngày để gặp gỡ chính mình, thì chính là anh chị đang phạm một sai lầm trong nghề nghiệp. »

(n.d : trong luật pháp Pháp, faute = lỗi phạm có thể là một nguyên nhân để sa thải nhân viên).

Vậy các bạn có dành 20 phút mỗi ngày để gặp gỡ chính mình hay không ?

Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới vận động, thúc đẩy về phía trước (accélération). Chính vì thế mà chúng ta có rất ít cơ hội để có những khoảng trống (trou). Tức là khoảng thời gian cho linh hồn nghỉ ngơi. Não của chúng ta suy cho cùng là một khối cơ, khối cơ này vẫn cần được nghỉ ngơi và oxy. Vì vậy, chúng ta cần dành 20 phút mỗi ngày để tự hỏi mình xem: « Điều mình đã làm có ý nghĩa như thế nào ? Điều mà tôi làm hôm nay có phải là một việc có ích hay không? » Như vậy thì, nói tới Trí thông minh cảm xúc, chúng ta có thể hiểu nó một cách đơn giản.

Tôi sẽ thử giải thích cho các bạn, đôi khi, tôi coi nó là một dạng lạc quan hay được diễn giải thành Bụt và thành Chúa. Khi nói về Trí thông minh cảm xúc, các bạn hình dung rằng, khái niệm này đến từ châu Á. Vậy, làm sao để nó trở nên phù hợp với quy chuẩn và sự biến hoá của Phương Tây? Bởi vì chúng ta là dân tộc theo chủ nghĩa anh hùng, không đề cao chiến lược (mưu kế) như người châu Á. Nếu các bạn hình dung, thì họ, họ suy nghĩ. Võ thuật của họ khác hẳn với võ thuật (kiếm thuật) của chúng ta. Trước khi họ ra chiêu, họ sẽ quan sát và bất chợt ra đòn. Còn chúng ta thì sao? Sau khi tiếng chuông mõ kêu lên, chúng ta sẽ lao vào trận ngay lập tức. Đó chính là người anh hùng (n.d : có thể hiểu đơn giản là nhân vật chính, là người hành động chính).

Như vậy, Trí thông minh cảm xúc tức là chúng ta đi từ địa hạt của chủ nghĩa Anh hùng – mặt trận mà Cảm xúc làm chủ sang địa hạt chiến thuật. Nói khái quát là vậy. Nếu tôi cảm nhận được cảm xúc, tôi sẽ làm gì? Tất nhiên là không thể chối bỏ, không thể lờ đi. Nhưng, chúng ta cần trở nên thông minh hơn khi đối diện với cảm xúc của chính mình.

Trước tiên, chúng ta sẽ làm một cuộc khám phá vô cùng thú vị. Trước hết, trước khi bước vào phần kĩ năng và thực hành, tôi sẽ giới thiệu với các bạn ông Anthonio Damasio. Ông ấy là ai? Ông ấy là một người Bồ Đào Nha, vào những năm 1980, ông ấy đã chuyển đến làm việc tại một Đại học Mỹ và ông ấy đã làm việc với một số người bị chấn thương tâm thần. Ông nhận ra một điều rằng, cảm xúc là lý trí, chúng là một, nhưng cảm xúc được phân cấp ở các mức độ khác nhau. Như vậy thì, điều quan trọng ở đây là: Cảm xúc và lý trí được xếp chung không phải một bên cảm xúc, một bên lý trí. Nên sẽ rất là ngu ngốc nếu chúng ta nói rằng, tôi muốn sống mà không cần quan tâm tới cảm xúc. Nhưng còn hơn thế, đó chính là hành trình bắt buộc của lý trí. Tức là, bắt đầu từ cảm xúc, một khi chúng được nguội lạnh đi. Như thế nào thì tôi sẽ minh hoạ cho các bạn sau, thì chúng ta sẽ đi được tới giai đoạn của lý trí. Như vậy thì không phải như Descartes nói: Tôi tư duy nên tôi tồn tại (Je pense donc je suis). Tức là không phải một bên là lý trí, một bên là cảm xúc. Mà đó là một, một chu trình, nhưng nó ở các mức độ khác nhau (các pha khác nhau).

Như vậy, chúng ta còn biết được thêm điều gì nữa? Cảm xúc chính là đồng minh của chúng ta. Tất cả cảm xúc đều là một món quà. Hãy dừng việc nói rằng : Tôi không thể có cảm xúc. Bởi vì, thứ nhất, đó là điều không thể. Và thức hai, cảm xúc chính là người canh giữ cơ thể cho chúng ta. Như vậy, cảm xúc là gì? Cảm xúc có nghĩa là sự diêu động, sự lay động. Tôi ở trạng thái chuyển động (je mets en mouvement). Ví dụ như nỗi sợ, chúng ta sẽ thấy nó như một lời cảnh tỉnh : Chú ý nào, bạn có thể bị trễ máy bay đấy ! Và khi nhận ra điều đó, chúng ta hối hả tăng tốc chuyển động, chúng ta đi nhanh và sớm hơn để bắt kịp chuyến bay. Một trường hợp khác. Như vậy, theo cách mà Descartes nói, chúng ta cũng có thể nói:

Vì tôi sợ trễ máy bay, nên tôi tồn tại.

Nhà khoa học người Bồ Đào Nha cũng chỉ ra rằng, cảm xúc là cấu thành của sự thoải mái. Bởi vì theo ông ấy (tôi cũng đã trực tiếp làm việc với ông ấy trong nhiều hội thảo và ông ấy có nhận định như vậy): “Nếu không có cảm xúc, chúng ta sẽ không sống nổi với nhau 10 phút đồng hồ.” Tại sao? Để tôi lấy ví dụ, nếu bạn đi ra đường mà không chú ý tới xe đang chạy vì chúng ta có sợ tai nạn đâu, vậy thì chuyện tiếp theo đó sẽ là gì? Hay là leo lên tháp Eiffel, không một chút sợ hãi, chúng ta nghĩ mình là một con chim và thử tập bay sau đó tự gieo mình xuống từ tháp Eiffel. Rõ ràng, sự cẩn trọng là đứa con tự nhiên của nỗi sợ, nỗi sợ làm chủ. Nỗi sợ làm chủ cảm xúc của chúng ta. Và nỗi sợ sinh ra sự cẩn trọng. Các bạn có biết bài hát «Dear prudence» không? Sự cẩn trọng là mặt tích cực của những cảm xúc mà chúng ta có, nó giúp chúng ta không phạm sai lầm và để cho chúng ta cơ hội sống sót.

Chúng ta có thể mô tả quá trình diễn ra ở vùng « lamicdala* », từ đó phát ra các hiệu ứng điện từ ở dạng nguyên tử hình thành nên các kĩ năng của chúng ta. Ví dụ, tôi không biết nhiều về vùng Grenoble lắm, một hôm nọ tôi đi qua đường, đang đi thì nghe tiếng « Pipp… », tôi giật mình, có một chiếc xe bus. Ngay khi giải phóng testoterone và adrenaline, tôi đang ở trạng thái hiệu suất tối ưu, tôi đã tự sống sót. Thật may vì khi nó chúng ta đã biết sợ. Nếu chúng ta không biết sợ thì chúng ta đã bị xe bus đè nát người. Như vậy, theo vị nhà nghiên cứu này, nhờ vào nỗi sợ là chủ của cảm xúc, mà cuộc sống của chúng ta được sắp xếp, có tổ chức. Như vậy, khả năng ra quyết định của chúng ta được hệ thống hoá từ ngay khi chúng ta còn nhỏ nhờ vào cảm xúc.

Một điều khác mà các nhà khoa học đã khám phá ra đó là: Chúng ta sẽ không bao giờ quên bất kì điều gì ! Không một chút nào bị lãng quên! Chúng ta thử đặt câu hỏi: Hình ảnh là gì? Hình ảnh là một người thủ thư. Nếu chúng ta chỉ lưu lại một bức hình trong vòng 3 ngày thì không có chuyện gì để nói. Tuy nhiên, nếu chúng ta lưu bức hình lại trong 20 năm, chúng ta sẽ có thể thốt lên: À, đúng rồi, Paul, nhìn xem, lúc đó anh thật đẹp trai, xem quả đầu của anh này…! Chúng ta cứ mặc định là mình quên nhưng thực ra, tấm ảnh, giống như một người thủ thư đang đem trả lại cho chúng ta một kỉ niệm. Vậy, Trí tuệ cảm xúc chính là biết được rằng:

Chúng ta không bao giờ quên đi bất kì điều gì.

Tuy nhiên, tiếp theo, tôi sẽ dẫn các bạn tới một vài điều cơ bản. Chúng ta phải biết cách tha thứ, nhưng việc tha thứ không có nghĩa là quên đi, giống như cách người Amérindien đã nói trong một câu cổ ngữ: «Nếu đã có một cái đinh trên tấm phản thì kể cả có nhổ chiếc đinh ấy đi, vẫn còn lỗ đinh ở đó.» Vậy, chúng ta phải phân biệt được tha thứ và sự quên đi. Trong Trí tuệ cảm xúc, sự tha thứ là điều căn bản, tha thứ có nghĩa là gỡ bỏ phần độc hại của kỉ niệm. Hãy nhớ kĩ rằng, chúng ta rất dễ được tha thứ mà không cần người khác tha thứ cho chúng ta. Ví dụ, nếu các bạn bực tức với bố mẹ, Trí tuệ cảm xúc sẽ nhắc bạn rằng: Cậu sẽ không quên bất kì điều gì cả nhưng cậu hãy gỡ bỏ cái phần độc hại này đi. Trước hết, hãy gỡ chiếc đinh này ra. Như vậy, cậu hãy thử giữ kỉ niệm này một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

Chúng ta còn biết thêm một điều rằng, Trí tuệ cảm xúc giúp chúng ta ra quyết định. Chúng ta gọi chúng là người đánh dấu mệnh lệnh. Nào, hãy thử kể một câu chuyện với Jenifer và Benjamin. Tưởng tượng rằng lúc 4 tuổi, hai cô cậu bạn này biết nhau và thường hay tới nhà nhau chơi. Lúc đó, Benjamin phát hiện ra một điều hay ho rằng: Bà của Jenyfer làm bánh tart mâm xôi rất ngon. Một cách tự động, trong não của Benjamin sẽ nghĩ rằng: Chiếc bánh mâm xôi này là sự cuốn hút riêng của Jenyfer. Tất nhiên đó là một sự pha trộn nhiều yếu tố chứ không chỉ riêng chiếc bánh. Chẳng hạn như hôm đó trời đẹp, cô bạn này mặc chiếc váy xinh xắn, cả hai bắt đầu chơi trò bác sĩ rất vui v.v… Các bạn thấy không, tôi không kể cho các bạn mỗi chiếc bánh nhân mâm xôi. Vì rõ ràng, trong đầu của cậu bạn Benjamin, có một dấu hiệu mệnh lệnh tích cực ở đó. Cậu ấy sẽ đặt chiếc bánh mâm xôi ở một vị trí vô cùng tích cực (cực dương).

Chúng ta lại tiếp tục câu chuyện. Ba ngày sau đó, khi Benjamin lại sang nhà Laurent chơi. Cậu ấy thì khó tính, hôm đó trời cũng không đẹp và bà của Laurent không có bánh mâm xôi ngon lành mà chỉ có bánh vỏ đại hoàng (tarte à la rhubarbe). Rồi 20 năm sau, cậu chàng Benjamin quay lại quê nhà chỗ Jenyfer có một nhà hàng, lúc chọn món tráng miệng, nhân viên phục vụ cho biết: « Hôm nay chúng tôi có bánh vỏ đại hoàng – Không, tôi không ăn nó đâu ! – Chúng tôi còn có bánh mâm xôi – A, cho tôi món đó ! »

Cơ chế đánh dấu mệnh lệnh

Như vậy, tôi sẽ giải thích cho các bạn về cơ chế đánh dấu mệnh lệnh. Cái mà chúng ta đã trải qua lúc 3 tuổi, 20 năm sau sẽ là tác nhân giúp chúng ta đưa ra quyết định. Benjamin sẽ giảm bớt sự quan ngại, chần chừ vì cậu ấy đã phân biệt một bên tích cực, một bên tiêu cực rất rõ ràng. Những kỉ niệm không vui lúc nhỏ sẽ giúp cậu ấy ra quyết định ngay. Như vậy, chúng ta giảm bớt sự thiếu chắc chắn và có thể ra quyết định nhanh hơn. Vậy, chúng ta hiểu tại sao, việc ra quyết định và cảm xúc có liên hệ mật thiết với nhau.

Tiếp theo, chúng ta sẽ giải thích về chỗ này (dưới cằm, ngay cổ), chúng ta có nguồn gốc của cảm xúc thuần tuý. Nhưng Trí tuệ cảm xúc sẽ nói rằng : Sự nóng giận này không tốt. Vậy, cần có một phản ứng. Hãy cẩn thận với cảm xúc đang ở trạng thái nóng hổi. Và nó cần được mài giũa đi. Tất nhiên chúng có quyền tồn tại nhưng rõ ràng là chẳng thông minh gì cả nếu chúng ta duy trì cảm xúc đó. Sau khoảng 4 đến 5 phút thì phản ứng sẽ đi tới thuỳ trước trán.

Nếu giả sử các bạn nhận một cú điện thoại và các bạn cảm thấy khó chịu khiến các bạn trở nên quá khích thì không cần chờ tới 21 ngày. Nếu các bạn phản ứng liền ngay tức thời: Cái gì? Anh đang nói cái gì với tôi vậy? Anh dám nói như vậy sao? – Thì chúng ta đang ở pha 1. Nhưng nếu ngày hôm sau, ngày hôm sau nữa, chúng ta nhớ lại và nói rằng: « Nào, tôi có chuyện này muốn nói lại với bạn, có phải đây chính là điều bạn muốn nói với tôi không? ». Lúc đó, các bạn đang chuyển sang pha 2. Vậy thì ở pha 2, việc chúng ta phải làm là dọn sạch cái bình thường xuyên. Và chúng ta có thêm một cách hình dung về Trí tuệ cảm xúc, đó chính là vệ sinh năng lượng (làm sạch năng lượng). Đừng để giọt nước làm tràn li, đừng để chiếc bình không vệ sinh lâu ngày khiến chúng ta phản ứng một cách tiêu cực vì chúng ta có quá ít ấn tượng tốt về người nào đó thành ra chúng ta chỉ muốn ghim họ lại. Chúng ta cũng không nên tập trung vào yếu tố thời gian thực ở đây. Có thể bây giờ chúng ta ở pha 1, nhưng 15 phút sau chúng ta có thể trở lại vấn đề. Khi chuyển từ pha 1 sang pha 2 thì chúng ta sẽ bình tĩnh hơn.

Hãy lưu ý rằng, các bạn có thời hạn là 21 ngày để làm công việc thanh lọc này. Nếu quá 21 ngày thì nhìn vào sơ đồ, từ pha 2 chúng ta sẽ chuyển sang pha 3. Khi chúng ta không thanh lọc được hết thì lý trí sẽ lưu lại, được giữ lại trong trí nhớ dài hạn. Vấn đề của các bệnh nhân Alzeimer là: họ đi trực tiếp từ 1 sang 3. Các tế bào ở pha 3 cứng, như vậy, lý trí thì nguội lạnh cộng với môi trường rất bền vững, trong trường hợp đó, chúng ta cần gấp 3 lần năng lượng bình thường để gỡ bỏ một ghi dấu mệnh lệnh tiêu cực ra khỏi đầu.

Tôi lấy ví dụ, Marie La forêt, năm 1992 khi tôi làm việc với cô ấy sau khi ra mắt một album, cô ấy đã kể với tôi rằng cô ấy bị xâm hại năm 12 tuổi. Tôi mới nói với cô ấy rằng: «Marie, cô chưa bao giờ nói về việc đó ! – Thì bởi vì tôi không dám. – Nhưng cô nên viết gì đó đi.» Vậy là cách đây 15 năm, cô ấy đã viết một cuốn sách rất được quan tâm có tựa là «Trước khi hát». Lúc đó, cô ấy có gọi điện cho tôi, cô ấy nói rằng: «Bernard, ông nói đúng, việc viết ra cho tôi hiểu được cách đây 50 năm tôi đã chịu đựng vấn đề gì.» Vì vậy, việc làm sạch tâm trí rất quan trọng. Vì nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ giữ lại những ghi dấu mệnh lệnh tiêu cực và ở trường hợp đó, thì sẽ phải mất nhiều năng lượng hơn gấp 3 thậm chí gấp 4 lần để dỡ bỏ. Nếu chúng ta không gỡ bỏ, thì những ghi dấu đó sẽ thâm nhập vào cơ thể chúng ta như là stress. Chúng ta cố gắng nhận thức, cố gắng nỗ lực ý thức và ghi nhận nhưng không nói ra. Cho tới một ngày, chiếc bình ấy đầy, nó nổ tung. Đến lúc đó, chắc chắn sẽ phải là một nỗ lực vô cùng lớn.

Như vậy, chúng ta cần những cuộc nói chuyện, cuộc họp nghiêm túc, để nói ra. Tôi làm việc với nhiều người mỗi tháng để lắng nghe sự thay đổi của họ. Theo tôi thì chúng ta nên gặp gỡ và dọn dẹp tâm trí thường xuyên hơn thay vì để dồn lại và làm một lần mỗi 2 tháng chẳng hạn.

Đối với trẻ con cũng vậy. Nếu các bạn muốn dạy chúng điều gì. Hãy dạy trong vòng 21 ngày. Đừng để đến khi nó thành một nếp gấp xấu ăn sâu vào con người trẻ. Chúng ta thấy, Trí tuệ cảm xúc muốn nói: Anh có 21 ngày để sửa chữa lỗi lầm, anh có 21 ngày để nói ra điều gì đó.

Đó chính là phần kĩ năng mà các bạn cần nhớ.

Hãy tổng hợp lại!

  1. Cảm xúc là quà tặng
  2. Cảm xúc là người bảo vệ cơ thể (hộ mệnh)
  3. Tôi không giống người khác
  4. Quy luật 21 ngày – phải thanh lọc tâm trí.

Hãy chậm lại và hãy làm cho cảm xúc ban đầu nguội lại. khi nhận một email khiến các bạn mất kiểm soát. Hãy soạn một thư trả lời nóng hổi liền tay nhưng đừng gửi nó đi vội. Các bạn viết nháp và để nó vào bãi đỗ xe trước (tôi hay gọi như vậy). Sau đó khoảng một tiếng rưỡi, các bạn đọc lại và sẽ thấy là: May quá! May mà mình chưa gửi bức thư này đi. Vậy là các bạn sẽ tránh được kha khá phiền phức. Như vậy là các bạn đã thực hành được Trí tuệ cảm xúc lúc đó. Cũng không phức tạp lắm, đúng không? Vậy là viết thư ở pha 1 nhưng đã phản ứng ở pha 2 và đừng quên quy luật 21 ngày.

Tôi đã phóng to và đính kèm ở đây một bức ảnh từ ông chủ của hãng IKEA mà tôi nghĩ là chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều: « Nhờ ngủ mà chúng ta dừng được việc phạm sai lầm. Hay giấc ngủ có thể dạy chúng ta nhiều điều » Một đêm qua không mang tới lời khuyên nào nhưng thời gian trôi qua có thể cho phép chúng ta nhìn vấn đề theo cách khác. Vậy là, khi bạn nói với ai đó: « Tôi để đây đã, tôi sẽ nói chuyện với anh vào sáng sớm ngày mai », đó chính là lúc chúng ta đang thực hành Trí tuệ cảm xúc.

Tuy nhiên, không được chạy trốn, ngày mai, các bạn sẽ phải nói ra. Và không để quá 21 ngày.

Các bạn có thể tải về: Bản dịch đầy đủ của video về Trí tuệ Cảm xúc định dạng PDF

Nếu cảm thấy tài liệu dịch song ngữ này có giúp ích cho việc ôn thi B2, C1 của các bạn, thì các bạn có thể donate một chút nhỏ để duy trì hosting cho blog qua ví momo: 0947.2299.21. Cám ơn các bạn đã đọc và ủng hộ những bài dịch này.

Leave a Reply