chaszity-devian

Chuyện ở Pháp: Góc không hồng về cuộc sống du học

(ảnh: chazstity – DeviantArt)

Tất nhiên, lần này tôi không nói về chuyện ăn uống, nhớ nhà và ti tỉ chuyện như giấy tờ, học hành… Tôi nói về chuyện một đứa da vàng mũi tẹt thì có thể dễ bị chào nhầm Nỉ Hảo như thế nào trên đất Pháp.

Trước tiên là một dạng kì thị. Tuy việc này không quá nghiêm trọng, cũng không đến mức quá mức hay khó chịu đến mức không sống ở Pháp nổi. Cách đây một, hai năm, tôi có đọc một bài báo về tình trạng phân biệt chủng tộc da trắng và da vàng ở Pháp. Chuyện này là có thật, trong số những người được nhắc tới, có cả thế hệ Pháp lai Á, những người từ lúc mẹ mang thai cho đến lúc trưởng thành có khi còn chưa bao giờ đặt chân trở về quê nội/ quê ngoại ở Châu Á, không biết nói một từ thổ ngữ châu Á nào, chỉ biết tiếng Pháp và giống hệt người Pháp chỉ trừ làn da, hoặc màu mắt (trong trường hợp da không hề đen), hoặc là ánh mắt (trong trường hợp mắt cũng nâu nâu dài dài như mấy bạn Tây.

Các em bé con lai, có thể đi học bị bạn bè bắt nạt. Sinh viên cũng thế, người bắt nạt ở đây thì có khi không phải là dân Pháp gốc, mà có thể người Roumanie, Algérie… Bị trêu chọc, bị nhại giọng, bị đánh nếu lỡ may xấc xược. Những người bị ảnh hưởng ở đây có cả sinh viên của các nước châu Á như Indonesia, Hàn Quốc…

Trên đây chỉ là đa số tình huống bị trêu chọc ngoài đường. Lâu lâu cũng có vài người nhìn bạn bằng ánh mắt khinh thường, nhưng chuyện đó thì không lạ, kể cả đồng hương đồng bào thì cũng có lúc như thế. Còn nặng nề hơn, đại loại là 100 người thì tôi mới nghe tới 1 người bị phân biệt chủng tộc quá đáng, gọi bằng những từ miệt thị như đồ vỏ chanh (ý là da vàng)…

Tuy nhiên, như tôi có nhấn mạnh, không phải tự dưng lại chuyện 1 trong 100 người như thế. Câu chuyện mà tôi từng biết cũng có nguyên nhân của nó, vấn đề xuất phát từ việc khác biệt văn hoá và có vẻ như ai đó đã không biết một trong những nguyên tắc của người Pháp là không xía xọn vào chuyện cá nhân của họ, không bình luận về vẻ bề ngoài (không bao giờ bạn có thể chứng tỏ rằng mình là dân high fashion, chứ chưa lên được haute couture, bằng cách bình phẩm kiểu đó).

Bạn được quyền mặc bất kì cái gì ở đâu, miễn là bạn giữ tự trọng và tư cách cũng như chuẩn mực cho chính mình, còn người khác họ không quan tâm đâu. Nhưng không quan tâm thì cũng không đến mức trêu đùa cời cợt lên những chuyện tầm phào như vậy được. Trang phục là một chuyện, hình thể cao gầy béo mập, đen trắng chính xác là những điều không nên. Nếu bạn tỏ ra mình là kẻ soi xét ngoại hình và phân biệt hình thể trước thì đừng hỏi tại sao mình lại phải gặp những chuyện như phân biệt và miệt thị như thế.

Như thế, để nói rằng, khi có chuyện gì, cũng nên xem xét cả người cả ta. Đừng làm những chuyện lập lờ, đừng coi nhẹ quyền sở hữu trên đất Pháp, trừ phi bạn tính hành nghề trộm vặt. Đừng tọc mạch và cho rằng như thế là hay trước khi bạn học được một vài câu đùa đúng nghĩa, đúng chất Pháp. Tôi cũng từng xem một clip minh hoạ của một cậu chàng người Anh, cùng một câu khen, người Pháp nói thì được cười, người nước ngoài nói thì bị ăn tát. Căn bản là những câu châm biếm đấy bạn chỉ nói được khi bạn đã hiểu được tình huống ý nhị đằng sau, chứ không phải chỉ hiểu cái câu nói nghe có vẻ bình thường đó.

Tuy nhiên, có một trường hợp phổ biến hơn cả, không xuất hiện ở môi trường công sở, trường đại học, mà chỉ vô tình khi bạn đứng chờ bus, chờ tàu điện ngầm, hay chờ thanh toán trong siêu thị. Thi thoảng, có vài đứa nhóc mồm miệng không yên, hoặc vài tên thanh niên đường phố, phổ biến hơn cả là dân gốc nhập cư, cứ gặp bất kì người nào ở châu Á là lại bị chào với theo Nỉ Hảo, chắc chỉ có ngoại trừ dân Nhật do mắt họ bé, với lại tác phong của người Nhật rất riêng tư.

Một chuyện không hồng khác: Chứng rụng tóc mùa đông không chừa một ai

Chào một lần không đủ, nếu bạn phớt lờ thì còn bị đi theo lằng nhằng một lúc nữa. Nếu có trả lời “Je suis pas chinois” thì người kia cũng có thể kiếm trò khác để đùa cợt. Sẽ bắt đầu cái màn đoán nước đầy cười cợt, biết Việt Nam thì sẽ mặc định cho là họ Nguyễn nhưng trong giọng thì rõ có sự khinh thường bất thường đối với họ này, chứ không phải như bao cái họ khác. Nói riêng về chuyện bị nhầm thành Trung Quốc, có lẽ hỏi 100 du học sinh thì ai cũng sẽ trả lời là đã từng bị, không chỉ một mà nhiều lần. Khung pháp lý ở Pháp cho phép quyền tự do ngôn luận, một hành vi nơi công cộng như vậy, tái đi tái lại bởi nhiều người khác nhau, không đủ để kết thành dấu hiệu của tội phân biệt chủng tộc.

Tôi tự hỏi, bao lâu nữa thì du học sinh Việt nói riêng, du học sinh châu Á nói chung mới hết bị những cái khó chịu vô duyên đó. Hay cho đến khi hành vi châm chọc đó được quy thành một vi phạm luật hay cho đến khi Trung Quốc nắm quyền thực địa trên mọi lĩnh vực đời sống. Tất nhiên, nếu nhầm là một người Lào, một người Campuchia, hay thậm chí là vì tóc hơi xoăn nên nhầm thành dân châu Phi thì cũng chẳng sao, không ai cảm thấy như thế là khó chịu hay đến mức là một sự xúc phạm. Nhưng bị nhầm với Trung Quốc thì chắc hẳn không mấy ai thấy thoải mái.

Vì sao như thế? Các bạn ạ, dân châu Á chúng ta có thể nhìn ra một người Trung Quốc và một người Hong Kong khác nhau thế nào. Một sinh viên Trung Quốc văn minh, tiến bộ, chăm học chăm làm họ cũng cư xử đàng hoàng để nhận được sự tôn trọng đúng mực cho bản thân họ. Còn đại đa số, nhất là những ông bà áo lông, bộ đồ màu con vẹt với cái túi LV, Hermès đứng chờ bus, tramway như dân Tàu, miệng bu bô ở chốn công cộng như hét cho nhau nghe, làm phiền tới người khác… Giàu cũng không khá hơn được bao nhiêu phần tư tưởng. Đó là thực trạng của một đại bộ phận du học sinh Tàu, những kẻ gây nhầm lẫn cho bất kì thanh niên mắt đen, da vàng nào.

Nếu không phải nhiều năm gặp cái cảnh chào bằng cái câu chào không hay ho kia, bị nhầm lẫn với những kẻ vô duyên kia và chứng kiến cái lối trịch thượng khoe của của dân Trung Quốc, đi đâu cũng cố nói tiếng Tàu cho được, chỉ khi nào cầm được cái hộ chiếu trên tay thì chúng nó mới không nhầm mình thành bạn bè, đồng bào với chúng nó. Có lẽ tôi đã không khó chịu với những gì liên quan tới Trung Quốc như hiện nay.

Đi đường gặp phải Trung Quốc thôi đã thấy khó chịu chướng mắt, huống gì bây giờ nghĩ có cái cảnh phải làm việc chung, phải làm hàng xóm chung vài năm, hay vài chục năm, gần trăm năm? Mà ở nước ngoài chỉ bị nhầm là mặt mình giống mặt chúng nó, tưởng tượng cái cảnh ở trong nước mà cũng bị du khách phương Tây nhầm là chúng nó, nhầm là đang đến nước chúng nó thì có còn gì để mà nói về du lịch Việt Nam nữa không?

Leave a Reply