de-viet-delf-b2

Thi nói B1 tiếng Pháp thì ôn như thế nào?

I/ Đặc điểm của đa phần các bạn ở trình độ B1

DELF B1 là trình độ phục vụ giao tiếp căn bản, ở trình độ này các bạn nếu sở hữu những điều kiện cần sau đây thì có thể coi là có khả năng thi đậu, bao gồm cho 4 kĩ năng nghe – nói – đọc – viết:

Vốn từ

Vốn từ càng đa dạng, càng linh hoạt thì các bạn càng có nhiều khả năng đọc hiểu và nghe tốt. Thực tế, hai kĩ năng Đọc và Nghe ở B1 tương đối là dễ luyện (so với cùng kĩ năng ở trình độ cao hơn là B2). Có nghĩa là, nếu chịu khó và kiên trì thì khoảng 2 tháng là làm chủ hoàn toàn được mỗi kĩ năng trên. Với điều kiện : Đã có A2 chuẩn chỉnh.

Ngữ pháp

Chắc hay không chắc thì ở tầm B1 các bạn đã được học gần hết ngữ pháp căn bản của tiếng Pháp bao gồm từ loại, động từ (khoảng 6, 7 thì được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp). Về cấu trúc câu, các câu trong khoảng 20 từ tiếng Pháp đổ lại khá dễ dàng trong việc phân tích ngữ pháp và hiểu câu. Một trong những yêu cầu ngữ pháp căn bản mang tính quyết định cho trình độ B1 là kĩ năng chia động từ thành thạo ở các nhóm, với 3 thì là Présent – Futur simple và Passé composé.

Kiểm tra

Như vậy, đến đây, các bạn đã biết là mình sẽ phải làm gì rồi chứ? Một là hệ thống lại vốn từ và tìm cách phát triển vốn từ qua các bài đọc, các chủ đề nói dựa theo một số cách học từ vựng tiếng Pháp để không bị quên mà mình đã từng nhắc.

Còn ngữ pháp, thì chất lượng hơn số lượng, học nhiều không có nghĩa là các bạn sẽ nói đúng và viết đúng. Viết đúng thì cần đầu óc đủ tỉnh để tự kiểm tra theo trình tự các lớp cú pháp tiếng Pháp (conjugaison, accord, préposition, pronom etc…) và nói đúng thì cần có các phản xạ ứng biến ngữ pháp đúng ngữ cảnh, đúng ngôi, đúng thì, đúng từ…

II/ Tính chủ động và việc thực hành thường xuyên là chìa khoá để ghi điểm

Tuy nhiên, ở hai kỹ năng « có vẻ » thành thạo trên, các bạn sẽ gặp trở ngại lớn trong phần thực hành viết và đặc biệt là nói, nếu không phát triển vốn từ và vốn ngữ pháp dưới dạng áp dụng thực hành. Tức là đọc hiểu đó nhưng có diễn đạt lại được hay không? Làm bài ngữ pháp đúng có chứng thực là khi viết câu không chia sai động từ hay không?

Chuẩn bị cho bài nói là yếu tố đầu tiên giúp bạn có thể ghi điểm cho phần nói. Vì trình độ B1 nếu gọi là chủ động giao tiếp về một vài tình huống lý thuyết thì có thể tạm ổn (đi nhà hàng, đi khám bệnh, mua vé tàu, trao đổi thông tin cơ bản). Tuy nhiên, nếu các tình huống giao tiếp mở rộng ra theo hướng tương tác kèm các yếu tố bất ngờ hoặc thông tin mới thì khả năng xoay chuyển linh hoạt ở các bạn học B1 tương đối yếu. Nguyên nhân cơ bản là tốc độ nghe hiểu và khởi tạo các câu giao tiếp căn bản còn chậm. Không phụ thuộc vào mức độ khó dễ của vấn đề. Các bạn lưu ý điểm này!

Trên thực tế, các bạn nếu đang yếu kĩ năng giao tiếp thì có thể bù lại khoảng 50% số điểm phần nói nhờ việc luyện viết, phát triển ý, xây dựng nội dung trình bày. Để làm được việc này, các bạn xác định chủ đề thường gặp (dựa theo các sách ôn DELF B1) sau đó tự tưởng tượng tình huống và thực hành. Điều này hoàn toàn có thể tự làm một mình. Tất nhiên, chừng đó là chưa đủ nếu các bạn không luyện thêm kĩ năng nghe hiểu và tập cho mình tự tin chủ động. Đừng ngại nói! Tự tin giúp các bạn có điểm không phải kiến thức và chữ nhiều (ít nhất là trong tình huống này)!

III/ Kỹ năng ứng biến

Mấu chốt để có điểm nói B1 cao là kỹ năng ứng biến, nhưng : đi theo logic của đề bài, đúng yêu cầu đề bài.Kỹ năng ứng biến linh hoạt tất nhiên cần các bạn chủ động trước hết là việc nghe – hiểu và khả năng thành lập câu đơn giản nhưng nhanh! Trình độ B1 thì các bạn hình dung là ngang tầm các học sinh lớp 5 hoặc lớp 6 khi nói tiếng Việt. Quan trọng là sự thành thạo và linh hoạt. Kiến thức, chuyên môn, từ vựng đặc biệt không phải là yếu tố cốt lõi.

Nguyên tắc: Muốn linh hoạt thì nên đơn giản vấn đề.

Cần lưu ý khi ôn Delf B1

Làm sao để đơn giản mà không nhàm chán? Hãy hỏi những người chỉ mặc màu đen nhưng họ vẫn là stylist hoặc icon thời trang vì sao họ làm được như vậy? Hãy hỏi Coco Chanel vì sao bà ấy có thể tuyên ngôn: «Sự đơn giản là số một!». Nếu bạn có một chiếc áo mà muốn mặc nhiều kiểu thì đổi cách mặc, thêm phụ kiện, lựa chọn dịp để mặc. Ý tưởng cũng vậy. Nếu chỉ nói: «Tôi thích đồ ăn» e rằng chẳng có gì thu hút. Nhưng nếu nói: «Tôi thích đồ ăn Việt Nam. Tôi thích cả món của miền Trung, miền Nam, miền Bắc. Những món ăn Việt Nam rất tốt cho sức khoẻ!» Bạn nào thông minh thì chỉ tới đây sẽ hiểu cách làm.

Nếu không đủ tự tin để nói mà không nhìn giấy thì sao? Giao tiếp vẫn có thể nhìn giấy được chứ, để ý thầy giáo đang giảng bài thao thao bất tuyệt mà có quên gì thầy sẽ nhìn vô sổ hoặc vô slide, vô giáo trình. Dẫn chương trình truyền hình và sóng phát thanh vẫn dùng giấy, nhưng họ đọc tốc độ chuẩn, hay, tông giọng điều tiết cuốn hút người nghe.

Cuối cùng, sự thoải mái, vui vẻ, xem giám khảo như một người bạn lâu năm mà bạn muốn nói chuyện thật cởi mở với họ, dễ thương với họ và chịu hết các yêu cầu của họ. Có vẻ là một cách dễ để các bạn có thêm sự tự tin cho bài nói…

IV/ Học đi thôi Giao tiếp

Cuốn ấn phẩm Học đi thôi Giao tiếp sẽ định hướng cho các bạn một số chủ đề giao tiếp thường gặp, một số vấn đề cần lưu ý khi phát âm, tạo lập câu, ngữ điệu và lưu ý cho các bạn rất nhiều mẫu câu giao tiếp thường sử dụng kèm ngữ cảnh, phân tích giải đáp.

Sách có giá là 50k, bản mềm pdf. Bản xem thử các bạn có thể xem ở link này: http://bit.ly/2TDm6cr

Liên hệ đặt sách qua zalo (sms): 0947 2299 21

Leave a Reply