hoc-dien-anh-o-phap

Học Điện ảnh ở Pháp (p.2): Hãy tìm ra “cái tôi” khi theo đuổi đam mê

Tiếp phần 7 của video về Bậc cử nhân – ngành Điện Ảnh tại trường Gustave Eiffel.

Video nằm ở cuối trang. Các bạn phần dịch phụ đề số 1, gồm các nội dung:

  • Giới thiệu khách mời.
  • Giới thiệu về trường Gustave Eiffel tên cũ là UPEM và khoa Điện ảnh
  • Giới thiệu về nội dung học, các môn học lý thuyết và thực hành
  • Tổ chức giờ học và lớp học

Phần 1: Học điện ảnh tại Pháp – Giải đáp cùng youtuber

Về phần không khí của khoa và trường cậu nói chung thì như thế nào?

Mình thấy mọi thứ rất tuyệt. Cậu biết là ở các lớp dự bị cho trường lớn hoặc các khoa khác, hầu như lớp nào cũng phải 200, 300 sinh viên. Còn bọn mình đây, tất cả chỉ có 60 sinh viên. Thầy cô biết rõ từng sinh viên. Các thầy còn biết rõ luôn cậu có đang ổn hay không. Cậu có thể nói chuyện với các thầy nếu cần, các thầy cũng thăm hỏi bọn mình thường xuyên.

Ví dụ như hôm qua, tụi mình có một giờ trên Zoom, thầy giáo có cho tụi mình một số tips để làm bài tập. Thầy nói: “Thầy có thể cảm giác được các em khi nào thì làm bài ổn, khi nào thì không làm được bài.” Nói chung mình có cảm giác gần gũi như một gia đình thành ra không khí của khoa mình nói chung rất là thích. Về mặt câu lạc bộ và tổ chức thì bọn mình có chỗ để sử dụng máy móc này, hoặc có nhóm hướng dẫn quay phim hoặc mỗi tháng có cuộc thi làm phim ngắn. Nếu muốn thì cậu có thể đăng kí xong rồi sẽ được phân chia vào các ê-kíp. Cậu sẽ có rất nhiều việc phải làm cùng mọi người, sẽ biết cách quay và dựng phim ngắn như thế nào trong một tháng… Rồi một số các hoạt động khác, cũng tương đối giống như vậy.

Hiện tại đang Covid thì tình hình có vẻ phức tạp hơn một chút. Nhưng trước đó thì cứ hai tháng, bọn mình sẽ có các buổi tối giao lưu. Ngoài khoa Điện Ảnh ra thì còn các khoa kỹ thuật, kỹ sư khác nhưng nhìn chung thì cũng không ngợp người lắm đâu. Mình nghĩ, Sorbonne chẳng hạn, nếu tổ chức giao lưu sinh viên thì chắc là đông khủng khiếp.

hoc-dien-anh-o-phap
Giới thiệu về chương trình BTS – Cinéma Audiovisuel ở Paris

Mình cũng không tham gia buổi nào nhưng mà chắc vậy. Ở Sorbonne toàn mấy cái lớn đùng đùng ở Điện Tokyo này nọ…

Mấy buổi giao lưu này thì toàn bắt đầu khoảng 10h tối, nhà mình thì không gần ga lắm, thành ra nếu mà đã đi là phải ở lại tới qua đêm, tới 3-4h sáng. Thành ra, nói thì nói vậy chứ mình cũng phải trông giờ với để ý tàu nữa.

Cũng phải xem mấy bạn cậu có đi cùng không đúng không?

Xong rồi, mấy lần sau mình cũng ham hố đi cho vui, sau khi quen hơn với trường. Mà mỗi tội Covid đến, thế là lại ở nhà tiếp. Cứ vậy, nghĩ mà nó chán!

Cũng y chang mình, năm một thì đi ngó nghiêng trường một chút, xem cho biết chỗ này chỗ kia. Năm 2 thì bắt đầu biết biết hơn. Đến năm 3 định thử cái này cái nọ trước khi ra trường thì thôi xong… Covid tới…

Ngạc nhiên nào khi cậu mới vào trường? Bất ngờ mà vui hay là gây lo lắng?

Hồi cấp 3 mình khá ghét trường lớp, thành ra không phải vì ưu tiên học hành này kia. Lúc đầu mình chọn Điện ảnh vì nghĩ vô đây chắc không phải học gì. Chuyện đó thì mình nói lại sau, tất nhiên là bây giờ thì không thể nói vậy và cũng không đúng. Nhưng lúc đầu thì kiểu ngớ ngẩn như vậy. Thời gian đầu đi học thì cũng chán, ngáp ngắn ngáp dài, cảm thấy không ưa được. Mình vô hội trường, chọn ngay chỗ ở giữa để ngồi, cũng chẳng nghĩ gì nhiều, học cho qua chuyện. Tuy nhiên là ngay từ tuần đầu tiên đã rất OK. Tuần đầu chương trình hơi tăng cường một chút. Mình được học với hai giáo viên, một cô là đạo diễn còn một thầy là người dàn dựng sân khấu kịch. Ngay từ tuần học đầu tiên là tụi mình bắt đầu có cảm giác lên năm 3 sẽ được học gì làm gì rồi.

Tuần nhập học làm quen với trường, làm phim là làm gì?

Mỗi năm bọn mình đều phải làm phim ngắn cho năm học. Mình quên nói điều đó. Nhưng mà từ 18-19h học tăng cường đầu năm, xong rồi được vô thực tế biết vì sao phải dàn dựng, làm bối cảnh như thế nào… với những thứ rất căn bản của Điện ảnh, cậu được vào thử một số vai trò, rồi yêu cầu hay nói chuyện với diễn viên ra làm sao. Sáng học là chiều thực hành luôn, cậu được thử Quay/ Cắt như người ta làm phim thực. Sau khi ghi hình lại buổi trước thì ngày hôm sau lên lớp, bọn mình sẽ được xem lại trước lớp. Trong một tuần, cứ đều đặn thử quay rồi hôm sau chiếu trước lớp như vậy, dần dần, mọi người trong nhóm sẽ làm quen với nhau (như mình là nhóm 5 người), nhóm nhỏ thôi. Vậy là kết bạn luôn, học luôn làm thử luôn, quay luôn. Ai cũng cảm thấy mình có thể sáng tạo được, làm phim được. Rất hào hứng! Nhanh lắm, cảm giác như không cần phải học quá nhiều mới làm được. Ai cũng cảm thấy năng động và chủ động hơn.

Tuần đó có thể coi như tuần tuyệt vời nhất thời sinh viên. Sau đó thì hơi thất vọng một chút, vì phải quay lại học kiểu classic, đi lên lớp, nghe giảng, học lịch sử, học lý thuyết triết học, mỹ học, đạo đức trong Điện ảnh… Uầy, xong tự nhiên nhớ cái tuần đầu kinh khủng! Tóm lại cũng lên cao rồi hạ nhiệt một chút rồi sau đó mọi người quen với nhịp học, tại ai cũng hiểu ra còn nhiều điều mình cần phải học, phải biết. Hầu như nó cứ đều đều vậy mỗi kì học mới, nên cũng rất khó trả lời là mình cảm thấy như thế nào. Có thể đang lúc đó thì chán nhưng một tuần sau hoặc một kì sau là sẽ có một môn hay khiến mọi người có hứng lại ngay. Trong 3 năm học thì có môn này hay, môn này không hay, môn này chán nhưng ngay kì sau nhiều khi lại có môn vô cùng tuyệt vời không chừng.

Đối với mình thì không nên bỏ ngang. Đừng bỏ giữa chừng, tất nhiên sẽ có lúc cảm thấy chán nhưng không sao cả, có khi sang tháng sau là lại cảm thấy hào hứng ngay.

Xem lại video

Vậy trong 3 năm học Điện ảnh ở trường Gustave Eiffel, cậu cảm thấy đâu là khó khăn lớn nhất?

Mình nghĩ nó không hoàn toàn nằm ở các môn học. Vì học Điện ảnh tức là, một bên mình sẽ học về lịch sử của nó, học phân tích phim, bình phim, tư duy Điện ảnh và phim ảnh một chút. Mình rất là thích mảng đó trong khi có một số bạn học cùng thì có cảm giác là không muốn đào sâu.

Ngược lại thì không hẳn là khó khăn nhưng mình thấy hơi bất tiện chút đó là kiểu trường hơi cô lập so với các cơ sở khác. Nhà mình thì cũng hơi kiểu vùng quê rồi, thành phố nhỏ nhỏ, toà nhà bọn mình học thì gần như nằm ngoài khuôn viên chung của trường. Bọn mình hơi kiểu bị lọt ra bên ngoài, cứ như đang trải qua kì nghỉ ở chỗ nào đó. Qua được giai đoạn cấp 3 thì ai cũng thấy như được giải phóng, rồi lâu lâu đi uống với bạn bè, mọi người thì cũng khá thân thiết với nhau… Nhưng mà làm gì thì làm, lại phải về nhà trước 9h tối. Nếu không thì làm gì còn tàu mà về! Đó, nên thành ra nó cũng hơi tiếc.

Mọi người cứ nói thời sinh viên thì phải thế này thế kia, mà tính ra thì mình lại không cảm giác được điều đó mấy. Mình nghe kể mấy trường kĩ sư ở bên Đức, toàn chơi tới 2-3h sáng xong không biết mình đang ở đâu, làm gì… Còn như mình thì không có kiểu như vậy. Yên bình hơn, chill hơn, thư giãn hơn…

Lời khuyên cho các bạn muốn theo học ngành Điện ảnh tại Pháp là gì?

Mình khuyên các bạn nên tìm hiểu kỹ các trường về Điện ảnh. Mình sẽ đưa ra đây hai lời khuyên, một nhỏ và một lớn được chứ? Đầu tiên là các bạn hãy chọn trường thật kĩ. Hãy tìm hiểu kĩ các trường về Điện ảnh. Có thể, phần đông mọi người không quan tâm lắm nhưng mà đã học thì phải tìm hiểu. Ecole thì sẽ đóng tầm 8.000 euros một năm. Mà có khi, học xong lại cảm thấy mình không thu hoạch được gì nhiều.

Quan điểm của mình là, với kỹ năng và thực hành thì không đơn giản chỉ là học thật giỏi, thật tốt ở trường. Không phải đọc hướng dẫn bật tắt camera như thế nào nhưng trong quá trình quay phim, cậu sẽ bắt đầu biết cách sử dụng chiếc máy quay. Thành ra, không phải là học để biết làm, mà làm để học. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu kĩ các khoa, các trường, vì ở đó, các bạn sẽ học về lịch sử, khám phá các bộ phim, hiểu ra những phạm trù, những địa hạt phim ảnh mà các bạn muốn làm, muốn thử sức. Các giờ học đó sẽ giúp mình sáng tạo và tư duy, cách thể hiện bản thân, kể về mình qua những bộ phim. Đã học Điện ảnh thì bản thân chúng ta sẽ có mong muốn làm phim. Sau khi thử qua nhiều thứ, mỗi thứ một chút, đến lúc, các bạn sẽ phải suy nghĩ xem mình sẽ làm gì, đạo diễn, dựng phim, quay phim v.v… Điều này rất cần thiết.

Nhưng mà với phim ảnh thì chúng ta sẽ thấy có hai trường phái: thích xem phim và thích làm phim. Dân cinephile thì chỉ thích xem phim chứ họ không quan tâm mấy tới quay, dựng, làm phim.

Lời khuyên to bự nhất và mình nghĩ là hữu ích nhất cho các bạn thì từ một người thầy của mình. Mình thích chủ trương và cách nghĩ đó của thầy: “Các bạn không thể làm ra một bộ phim mà không tư duy, suy nghĩ về phim ảnh.” Tức là không có các nền tảng lý thuyết. Chúng ta không thể làm ra một bộ phim mà không tư duy về hành trình làm phim, nhìn lại các đạo diễn lớn xem họ đã làm gì suốt sự nghiệp… Martin Scrosese thực sự muốn kể, muốn gửi gắm điều gì qua các tác phẩm của ông ấy chẳng hạn. Cách mà ông ấy thể hiện bản sắc nước Mỹ, chất Mỹ, kiểu vậy. Những điểm đó, không phải cứ đi học, cứ đến trường nghe giảng thì chúng ta sẽ tiếp thu được. Vì ở trường thì chung chung là phân tích, chủ yếu học ở năm 1. Sau đó là thực hành, thực hành và thực hành. Nhưng mình cũng nói luôn là thực hành thì ai cũng làm được.

Xem các video hướng dẫn (tutoriel) trên youtube thì đúng là ai cũng làm phim được… Nên mới nói, xét về thực hành thì khỏi cần tới trường, tự học cũng được.

Théo Guyon (youtuber)

Nhưng mà tư duy Điện ảnh, nghĩ theo cách của Điện ảnh thì không phải là bản năng ai cũng có, mà cũng không phải cứ làm là có. Mình rất thích cách dạy của một số thầy. Ví dụ như năm nay, mình đang học về Điện ảnh Ý. Điện ảnh Ý thì chú trọng vào những giai đoạn như 1945 và 1980. Sau đó, theo niên biểu, bọn mình sẽ khám phá dần các trường phái mà thực sự là nếu không học thì không thể hình dung rằng điện ảnh Ý phong phú đến mức độ như vậy. Phim Ý thì khá lê thê và khá khó chịu lúc xem. Nhưng nếu nghiên cứu để tìm hiểu trường phái, xem cách kể và tư duy thì mình thấy nó thú vị.

Link podcast: Học Đại học tại Pháp như thế nào? (Kênh Bri2n – tiếng Pháp)

Nếu đã là nhà làm phim, chắc chắn cậu sẽ muốn làm ra một tác phẩm như thế nào đó, nói về đề tài gì, kể ra làm sao… thành ra, nghiên cứu cũng sẽ hướng chúng ta suy nghĩ tiếp xem mình muốn làm gì, tác phẩm của mình sẽ như thế nào… Nên, chắc chắn, với nghệ thuật, muốn làm nghệ thuật phải học nhiều lý thuyết. Những giờ học đó vô cùng cần thiết và hữu ích, thực sự là đào sâu hơn rất nhiều so với một giờ thực hành thuần tuý. Tất nhiên là phải biết cầm máy, biết điều khiển camera. Nhưng sau đó, đặt camera vào đâu, quay cái gì? Nếu không xác định được thì giỏi dùng camera cũng bằng thừa.

Nói tóm lại, mình muốn nhắn nhủ với các bạn rằng đừng bỏ bê giờ học lí thuyết, đừng bỏ qua lí thuyết mà chỉ tập trung vào mỗi giờ thực hành. Hãy tập trung vào phân tích Điện ảnh. Ở trường mình gặp kha khá người, chẳng hạn như là xx, xx… Mentor của mình là người thành lập một câu lạc bộ, ngoài ra còn liên kết với các trường khác như Flaubert và một số dự án khác… Mình biết kha khá youtuber xuất thân từ trường bọn mình. Kiểu như một hội mafia kín tiếng. Một số anh chuyên dựng phim cũng từng học ở trường mình. Như yy. Anh ấy cũng từng tâm sự: “Hồi đầu cứ nghĩ chỉ cần tay nghề cứng. Bây giờ mới thấy hồi đó dại, biết mà để ý giờ lý thuyết hơn.” Nhờ học lí thuyết thì mới mở mang được tinh thần sáng tạo. Kiểu vậy! Nên với mình, cái đó là quan trọng nhất.

Hehe, nãy giờ nghe cậu nói nhiều thứ rất hay ho. Vậy sau khi nghiên cứu Điện ảnh Ý 1945, đâu là bộ phim cậu yêu thích nhất?

Oh la la, nói ra thì hơi quê nhưng mà mình hơi ăn gian một chút, chỉ coi mỗi phim một chút. Muốn coi hết mà mỗi tội nó dài quá. Mình nói thật là nghiên cứu chung các bộ phim thì thực sự rất thú vị. Chắc chắn là mình sẽ sắp xếp thời gian để xem lại một lúc nào đó đầy đủ phim.

Nãy giờ cũng được hòm hòm rồi. Vậy để kết lại, cậu có điều gì muốn chia sẻ thêm cùng mọi người hay không?

Nói gì bây giờ nhỉ? À, với những bạn chưa thực sự biết rõ mình muốn làm gì khi học Điện ảnh, một cách cụ thể. Chắc ai cũng nói là muốn làm đạo diễn nhưng thực tế thì học xong không phải ai cũng chọn làm đạo diễn. Vì học và làm rồi mới thấy bản thân không thực sự muốn làm đạo diễn cho lắm. Điều khiến họ ngần ngại là vì họ không có ý tưởng. Nhưng mà kể cả như vậy thì hãy cứ học để được mở mắt khám phá mọi thứ nếu thực sự các bạn muốn làm cái gì đó liên quan tới phim ảnh, muốn tiếp xúc với lĩnh vực này thì mình nghĩ 3 năm học khá là hữu ích. Ít nhất, khi học, các bạn cũng sẽ hiểu ra một điều: yêu Điện ảnh là yêu cái gì trong đó. Giữa sáng tạo, phân tích, phê bình thì thích cái nào… Vì có rất nhiều người chọn theo các hướng đó. Nghiên cứu Điện ảnh tức là tìm tòi, tìm hiểu về các bộ phim và các đạo diễn, phân tích rồi viết sách. Kiểu vậy.

Còn cậu, cậu muốn làm gì sau khi học xong Licence – Cử nhân ngành Điện ảnh?

Câu hỏi khó đấy! Mình đang phân vân có nên học tiếp Master không. Thực sự mà nói thì mình không thích làm dossier (tài liệu tổng hợp để nộp) bây giờ lắm. Cứ toàn phải viết tầm chục trang tài liệu mà làm luận văn master thì còn phải tính cả tới hàng trăm trang. Cường độ khá là khủng khiếp. Tất nhiên sẽ phải làm việc cật lực hơn. Nhưng tại sao lại không học tiếp Master chứ? Mình vẫn đang cân nhắc hoặc là nếu mình có thể tiết lộ trên kênh của cậu về một số dự án mình muốn làm, hehe. Chẳng hạn như lần trước mình có nói với cậu về dự án với một nhãn hiệu quần áo, thì có thể sang đầu năm (2021) sẽ bắt đầu. Nhưng cũng có thể lắm, có thể là mình sẽ học master đã.

Thì thầy mình cũng nói, đừng chỉ dừng ở L3 (năm 3 Cử nhân) mà chưa có một lĩnh vực hay sở trường riêng (filet). Học xong năm 3 thì mọi thứ vẫn còn bỏ ngỏ. Đừng để tới đâu hay tới đó hoặc là còn lan man chỗ này chỗ kia. Mình thấy là dù có làm nghệ thuật thì cũng nên đào sâu chuyên môn và thực sự đi sâu vào lĩnh vực của mình. Hoặc là thử làm phim… Nhưng mà mình đang cân nhắc, sẽ quyết định khi nào học xong. Hoặc là mình cứ đăng kí trước, cho tiện sắp xếp.

Hệ BTS và Licence có khác nhau đôi chút. Đa số Licence là học ở trường công, lớp đông hơn, học theo kiểu truyền thống, ở trường về nhà, bài tập. Các bạn có thể tham khảo thêm một chia sẻ khác, từ một bạn học hệ Licence – Nội dung tương tự như chia sẻ của cậu bạn học BTS tại trường Gustave Eiffel, nhưng bên này sẽ ít thực hành bù lại có nhiều giờ để xem phim. Việc quay phim chủ yếu là tự cá nhân thực hành hoặc qua các nhóm độc lập, không có nhiều hỗ trợ như bên BTS. Các bạn cũng đa dạng góc nhìn từ nam và nữ sinh viên trong ngành hơn!

Licence cinéma – audiovisuel

Cám ơn cậu đã chia sẻ rất nhiều thứ. Mình đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ mọi người về ngành này, việc học ra làm sao… Đó là lí do vì sao hôm nay mình mời cậu làm video này. Nếu còn những câu hỏi khác thì mình vẫn tiếp tục gửi cho cậu được chứ? – Được. Có thể là trả lời các comment ở dưới clip này hoặc qua Discord, có hơn 1500 sinh viên trong group để cùng giải đáp. Hi vọng là chúng ta có thể tiếp tục giải đáp tiếp cho vấn đề này. Nào, cậu có nói gì về kênh youtube của cậu không?

Hiện tại thì mấy tuần nay mình không ra video trên youtube, mình đang làm tiếp dự án thương hiệu quần áo và cập nhật khá đầy đủ trên Instagram nếu mọi người quan tâm, hãy theo dõi mình trên Instagram nhé!

Một lần nữa rất cám ơn cậu. Cũng khá là thú vị, từ hồi bắt đầu lên Đại học, cỡ khoảng 2018, rồi cũng lúc này lúc kia, bây giờ thì cậu đã có dự án này, dự án nọ. Rất là chúc mừng cậu và cũng vui vì bọn mình đang đi theo hướng khá giống nhau.

Video đến đây là hết rồi. Hẹn gặp lại các bạn ở các chủ đề tiếp theo.

Bri2n là một kênh youtube chuyên về chủ đề học đường ở Pháp. Nội dung được làm nhiều nhất trên kênh này là các bài phỏng vấn trực tiếp với một bạn sinh viên của một ngành nghề nào đó. Nội dung cuộc phỏng vấn rất chi tiết, rất hữu ích với những ai muốn tìm hiểu thêm về thông tin, ngành nghề, điều kiện đầu vào và đầu ra, lời khuyên cho học tập – nghiên cứu – việc làm sau khi ra trường.

Leave a Reply