Sau đó, những lần tiếp theo, khi mà bạn trỏ bút đến đâu thì cũng nhớ mang mang ra cách mà người ta sẽ phát âm từ đó như thế nào rồi. Bạn tiếp tục một công đoạn khác khó hơn. Đó là, lưu ý chỗ nào đọc âm cuối, chỗ nào không. Rồi lưu ý chỗ nào nối âm, chỗ nào không, nối thì thành ra âm gì. Đừng có làm dồn vào một lần. Không thấm được đâu. Bạn cứ từng bước một thôi. Tiếp tục là gì ? Bước này khó hơn nữa, đi gạch chân những ÂM (âm chứ không phải từ). Thực ra từ đồng âm mà cách viết khác nhau thì tiếng Pháp cũng có, nhưng không nhiều. Nhưng cứ tách âm đi rồi, cuối cùng cái loại này cũng tự động lòi ra thôi, yên tâm. Chẳng hạn như chữ này viết là ô, người ta đọc âm [ô] mà viết là eau người ta cũng đọc [ô] mà viết là ot, người ta cũng đọc [ô]. Cứ thế, bạn đi phân tách từng âm một.
Đọc tiếpHướng dẫn ôn thi TCF (2): phần thi nghe
Bạn buộc phải nghe nhiều tình huống đặc biệt, hiểu được ít nhất 50-60% đoạn hội thoại. Phần này cần hiểu kĩ hơn là giỏi đoán mò. Đây là những câu dành cho trình độ C1, C2 TCF, đòi hỏi bạn phải làm chủ được một lượng từ vựng tương đối. Mà quan trọng, khi nghe, bạn phải nhận diện ra được từ vựng đó. Bởi vì một từ khi đọc nhanh, đọc nối hoặc bị ảnh hưởng giọng địa phương, âm sắc thì nó sẽ trở nên sai khác đi một chút, rất khó nghe so với phát âm của từ đơn lẻ trong từ điển.
Đọc tiếpVài giọt Chanel n.5? – Chỉ là sự bắt chước Marilyn Monroe!
Nhớ có lần từ Pháp về Việt Nam nghỉ hè, bạn tôi gửi tin nhắn sang nhờ mua cho mẹ bạn ấy một lọ nước […]
Đọc tiếpMáu lạnh và cuộc bàn luận về án tử hình
Con người ta thật mong manh giữa xã hội đầy bất an này. Người thân cũng có thể trở thành một ác quỷ cuồng nộ chẳng rõ lí do. Thế mới thấy, khi bạn nhận ra cuộc sống gia đình của mình đang an lành, nó mới đáng quý biết bao ? Cuối cùng là ở đoạn kết của truyện. Cái kết trở nên cực kì đặc biệt đối với những ai làm nghề chính sách hoặc vạch định kế hoạch đường hướng cho xã hội hoặc bất kì một nhóm thành phần dân cư nào (có thể kể ở đây cả những người làm việc trong ngành tin tức, báo chí, truyền thông). Bởi vì, qua đó, ta mới thấy được, các định hướng, con đường vẽ ra, trong thực tiễn, nó đi xa tới tận đâu.
Đọc tiếpNhìn về một sát thủ
Oan vì nó sẽ khiến cho một độc giả nào đó đọc xong sách và ngỡ ngàng, và suy nghĩ về chiến lược thâu tóm, thuộc địa kiểu mới của Mỹ và chỉ Mỹ mà thôi! Xin thưa rằng, Việt Nam chỉ là một cái cúc áo so với cả lãnh thổ và vựa dầu Trung Đông mênh mông kia. Nhìn cái kiểu ngoại giao chỉ vì hợp đồng bán máy bay của Mỹ thì cũng thấy được rằng, Việt Nam chẳng phải miếng mồi hay cục vàng cục kim cương gì cả.
Đọc tiếpNói và phát âm chuẩn tiếng Pháp
Chuẩn bị thi B2 tức là đến trình độ giao tiếp độc lập rồi nhưng bạn vẫn chưa phát âm chuẩn, thế có ngược đời […]
Đọc tiếpLỗi thường gặp trong bài viết TCF, DELF (p.2)
Từ loại thư này, chúng ta có thể phân biệt được đâu là sự khác nhau giữa đề viết B1 và đề viết B2. Đề B1 thiên về trình bày câu chuyện, sự kiện, ý tưởng, nêu ý kiến, nêu cảm nhận, nêu đánh giá. Đề B1 thường liên quan tới các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, không quá đặc thù trong một lĩnh vực hoặc môi trường chuyên nghiệp nào. Trình độ B1 yêu cầu một lối diễn đạt mạch lạc và đòi hỏi chính xác cao về ngữ pháp (căn bản). Trong khi đó, đề B2 thường tập trung chủ yếu vào kiểu thư công việc,
Đọc tiếpHướng dẫn ôn thi TCF (1): so sánh TCF và DELF
DELF thiên về trình bày, suy luận. Buộc lòng trong quá trình ôn thi, bạn phải tìm cách mở rộng tư duy và cải thiện kĩ năng suy luận của mình. Vốn từ và vốn ngữ pháp không quá phong phú, nhưng tư duy tiếng Pháp tốt thì bạn vẫn có hi vọng được điểm cao trong kì thi DELF. Ngược lại, TCF thiên về trí nhớ và sự nhanh nhạy. Nhớ nhanh và nhớ nhiều thì sẽ đánh nhanh thắng gọn. Vì sao phải nhớ nhanh : nghe qua là phải nhớ, câu hỏi không có sẵn trong đề (phần nghe) mà bạn phải để ý trong nội dung mình nghe, để tìm ra câu hỏi cũng như lựa câu trả lời. Đây là nhớ nhanh !
Đọc tiếpNguyện cầu cho Nice, nguyện cầu cho Ankara
Vì niềm trân trọng dành cho 2 cảnh sát vừa bị sát hại ở Marseille, binh đoàn của trường cảnh sát thắt lưng bằng cờ nước Pháp như một dấu chỉ vinh danh. Vì đội cứu hỏa dân sự của Pháp, tôi mới được biết 80% lính cứu hỏa ở Pháp là các công dân tham gia tình nguyện, họ tự đăng kí vào các trạm cứu hỏa để làm việc giúp người, bên cạnh công việc làm hằng ngày để kiếm tiền nuôi thân. Tự dưng lòng cũng thấy lâng lâng, lây lan chút tự hào của dân Gaulois.
Đọc tiếpChuyện ở Pháp: Góc không hồng về cuộc sống du học
Chuyện này là có thật, trong số những người được nhắc tới, có cả thế hệ Pháp lai Á, những người từ lúc mẹ mang thai cho đến lúc trưởng thành có khi còn chưa bao giờ đặt chân trở về quê nội/ quê ngoại ở Châu Á, không biết nói một từ thổ ngữ châu Á nào, chỉ biết tiếng Pháp và giống hệt người Pháp chỉ trừ làn da, hoặc màu mắt (trong trường hợp da không hề đen), hoặc là ánh mắt (trong trường hợp mắt cũng nâu nâu dài dài như mấy bạn Tây.
Đọc tiếpLỗi thường gặp trong bài viết TCF, DELF (p.1)
Mình gặp tình huống này ở trong rất nhiều bài viết. Bạn nói về cái bàn ở câu 1 (la table). Sang câu 2 bạn nói về gỗ. Sang câu 3 bạn nói về việc sản xuất nội thất (la fabrication des meubles). Sang câu 4 bạn dùng elle để chỉ cái bàn (vì la table giống cái), nhưng quên rằng, ở câu 3, la fabrication cũng có thể dùng elle để thay thế.
Đọc tiếpSách du kí hay những hành trình khác
Cuốn sách về những chuyến đi, thực sự là trải nghiệm du ngoạn, mà tôi đọc tiếp theo sau đó là Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương. Lại một lần nữa, những áng văn về thành phố cảng Manchester, về thành phố của đội bóng nhiều bề dày lịch sử và ban nhạc huyền thoại The Beatles – Liverpool…
Đọc tiếpTrích dẫn REPLY 1997
Va phải nhau trên đường, cầm cùng một quyển sách trong thư viện, ai đó chạy vào che nhờ ô. Tôi cứ nghĩ tình yêu phải đặc biệt như thế nhưng thật chẳng thể nào tưởng tượng nổi.
Đọc tiếpTrích đoạn Sóc và Kiến
Kiến ra về, quyết định xa Sóc một thời gian để biết nhớ là gì. Ai dè, Kiến chưa ra khỏi nhà thì Sóc đã cảm thấy nhớ, nó nói:
-Kiến, tôi nhớ Kiến.
Những chuyến đi chưa yên ngủ
Buổi chiều trên đường quốc lộ trở về từ Genève, mình đã thấm cái gọi là “bỏ lỡ 1 khoảnh khắc” khi đồng hướng dương, cỏ, thung lũng và hồ của khu vực biên giới Thụy Sĩ rực rỡ trước mắt nhưng chẳng ai kịp bấm máy lưu lại một tấm hình.
Đọc tiếp